Nuôi Cá Lồng Bè Hiệu Quả Ở Kiên Hải

Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, toàn huyện có 23 hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên một vùng biển tương đối rộng.
Ven các đảo có nhiều vịnh kín gió cùng với môi trường nước tốt, thích hợp để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng bè trên biển.
Xác định tiềm năng lợi thế của địa phương, trong thời gian qua Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng trên biển, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đó nghề nuôi cá lồng trên biển phát triển khá nhanh, tạo thành phong trào nuôi rộng khắp trên địa bàn huyện, nhân dân đã mạnh dạn huy động các nguồn vốn để đầu tư nuôi cá tăng thu nhập gia đình, giải quyết công ăn việc làm tại địa phương. Nếu như năm 2008 nghề này chỉ phát triển ở các xã Nam Du và An Sơn với khoảng 101 hộ nuôi, 270 lồng nuôi, thì hiện tại mô hình nuôi cá lồng trên biển đã phát triển đều trên 4/4 xã của huyện với 209 hộ nuôi, 714 lồng nuôi.
Đến nay, nghề nuôi cá lồng bè trên biển đã mang lại kết quả rất khả quan cho người dân huyện đảo Kiên Hải, nhiều hộ ngư dân đã có thu nhập cao từ mô hình nuôi cá lồng bè trên biển, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng hàng năm. Trung bình mỗi lồng nuôi khoảng 50m3 sau khi trừ chi phí cho lãi khoảng 30 triệu đồng. Lợi nhuận lớn nên đã giúp nhiều người nuôi cá ở Kiên Hải từ chỗ kinh tế trung bình trở nên khá giả, nhiều hộ từ chỗ làm ăn khó khăn cũng đã tiến dần lên chỗ có tích lũy.
Năm 2013, vượt qua những khó khăn như dịch bệnh, nguồn cung cấp thức ăn và con giống hạn chế, cũng như đầu ra cho sản phẩm nuôi, nghề nuôi cá lồng trên biển của huyện cũng có bước phát triển khá, là nghề mang lại hiệu quả sản xuất cao cho nhân dân trên đảo.
Sản lượng thu hoạch năm 2013 đạt trên 520 tấn cá thương phẩm (chủ yếu là cá mú và cá bớp), giá trị sản xuất đạt trên 120 tỉ đồng, tăng 31,76% so với năm 2012, đạt 108% so với kế hoạch đề ra.
Nghề nuôi cá lồng bè trên biển phát triển còn kéo theo nhiều nghề khác phát triển như: nghề cung cấp thức ăn cho cá, cung cấp thuốc cho cá, thu mua vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch… Ngoài ra, còn đóng góp rất lớn trong việc giữ gìn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Mô hình nuôi cá lồng trên biển phát triển là nguồn cung cấp hải sản tươi sống có thể chế biến tại chỗ theo yêu cầu của du khách, cùng với vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo tạo nên những điểm tham quan vô cùng lý thú nơi biển đảo, từ đó tạo điều kiện phát triển dịch vụ du lịch, thương mại tại địa phương.
Ông Lương Quốc Bình, Chủ tịch UBND huyện Kiên Hải cho biết: Để mô hình nuôi cá lồng trên biển tại địa bàn huyện Kiên Hải phát triển ngày một bền vững hơn, hiệu quả hơn, nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII nhiệm kỳ 2010 - 2015, góp phần phát triển kinh tế, xã hội vùng biển đảo theo chủ trương của Chính phủ. Trong thời gian tới, huyện Kiên Hải sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các công việc sau:
Khẩn trương thực hiện hoàn thành quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản ven các đảo của địa bàn huyện đến năm 2020.
Phát triển thêm một số các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế đưa vào nuôi thử nghiệm nếu phù hợp với điều kiện nuôi của huyện và có hiệu quả thì nhân rộng để đa dạng hóa đối tượng nuôi.
Tăng cường công tác Khuyến nông - Khuyến ngư nhằm đưa khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất. Xây dựng và hoàn thiện qui trình nuôi bằng các loại giống cá cho đẻ nhân tạo và nuôi bằng thức ăn công nghiệp để giải quyết vấn đề khó khăn về con giống và thức ăn trong quá trình nuôi.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân sản xuất thức ăn công nghiệp và giống nhân tạo tại địa phương để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản biển. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè trên biển.
Với những tiềm năng lợi thế sẵn có, sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng với sự nhạy bén, sáng tạo của nhân dân trên địa bàn huyện, hy vọng rằng trong thời gian tới mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của huyện sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mang lại thu nhập cao cho người dân đất đảo, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Kiên Hải.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách. Nếu như người dân đô thị phải đối mặt với tình trạng tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân ở một số vùng nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải từ chăn nuôi.

Từ trung tuần tháng 5, một số xã của huyện Yên Lập bắt đầu thu hoạch lúa chiêm xuân, năng suất ước đạt trên 55 tạ/ha, cao hơn vụ trước khoảng 0,5 tạ/ha.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương trong thời gian tới, nguy cơ nắng nóng kéo dài tiếp tục diễn ra gay gắt, nhiệt độ môi trường, chuồng nuôi cao và những cơn mưa lớn là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi. Mặt khác, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đợt I/2015 đạt thấp (vắc xin lở mồm long móng trâu, bò đạt 70,43%;

Vụ đông xuân 2014 - 2015, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với UBND xã Đại Cường triển khai mô hình trồng đậu phụng trên 4ha đất lúa chuyển đổi với 40 hộ dân tham gia. Qua thời gian triển khai, giống đậu phụng LDH.01 cho năng suất bình quân 120kg/sào (tương đương là 2,4 tấn/ha).

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.