Sim Rừng Phú Quốc Giá 100.000 Đồng/kg Ở Hà Nội

Hiếm hàng, thường chỉ đặt mua được số lượng ít nên giá sim rừng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đắt nhất là sim Phú Quốc với giá tới 100.000 đồng/kg.
Được xem là loài cây với cả lá, hoa, quả, thân, rễ có tác dụng chữa bệnh, sim xuất hiện nhiều tại các cánh rừng khu vực trung du miền núi phía Bắc, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Ngãi hay tại các vùng đảo như Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo.
Đang cuối vụ nên giá sim rừng bán tại Hà Nội qua các shop online hiện dao động ở mức khá cao, từ 35.000 đồng đến 50.000 đồng/kg, thậm chí là 100.000 đồng/kg với sim đặc sản Phú Quốc.
Loại quả rừng dân dã này hiện trở thành hàng hiếm tại Hà Nội và được bán với giá trên 40.000 đồng/kg.
Mua tại đảo, giá sim Phú Quốc là 50.000 đồng/kg, nhưng khi về đến Hà Nội, loại quả này được bán với mức 100.000 - 120.000 đồng/kg.
Theo chị Nguyễn Hà, một chủ cửa hàng bán đặc sản online tại đường Nguyễn Trãi, Hà Nội, giá sim rừng năm nay đắt gấp vài lần so với năm ngoái là do lượng cung hàng rất ít. "Khoảng đầu tháng 6, giá sim miền Bắc và miền Trung chỉ khoảng 25.000 đồng/kg do quả nhỏ, chất lượng không cao.
Nhưng vào chính vụ, mỗi lần lấy hàng tôi chỉ đặt được khoảng 15 - 20kg, cộng với tiền vận chuyển nên giá về tới Hà Nội đắt hơn nhiều so với trước. Năm ngoái, có lúc giá sim rừng mua tại gốc chỉ 10.000 - 12.000 đồng/kg, nhưng năm nay không còn giá này nữa", chị Hà cho biết.
Được săn mua nhiều nhất là sim rừng Phú Quốc do quả mọng, lớn, có vị đậm, thường cho quả quanh năm do thời tiết nắng nóng ổn định. Tuy được xem là đặc sản nhưng sim rừng tự nhiên ở đây khá hiếm, rất ít người bản địa biết nơi tìm hái.
Vốn là loài cây bụi, mọc sâu trong rừng tại những khu vực nhiều nắng và đất khô, lại dần bị thay thế bởi rừng trồng đặc hữu nên vùng sim tự nhiên giảm mạnh, một người đi tìm hái vào đúng mùa cũng chỉ được khoảng 3 - 4kg mỗi ngày. Nguồn hàng còn lại được mua từ các trang trại sim, sau khi chủ vườn đã bán đổ buôn cho các cở sở sản xuất rượu vang hay mật sim.
Theo các chủ cửa hàng, hiện giá sim Phú Quốc mua tại chợ trên đảo đã là 50.000 đồng/kg, nhưng nếu đưa được về Hà Nội thì giá bán phải lên tới 100.000 đến 120.000 đồng/kg.
"Ở Hà Nội bán chủ yếu là sim miền Trung, miền Bắc, chứ sim Phú Quốc hiếm lắm vì đã là cuối vụ chính trong năm. Người dân bản địa đã thu mua gần hết sim để ủ mật, làm đồ uống đóng chai, chỉ một số rất ít bán ra ngoài", chủ một shop bán hàng trên đường Nguyễn Văn Cừ chia sẻ.
Tại Việt Nam, sim rừng chủ yếu thuộc giống hồng sim, hoa màu đỏ và quả thuôn dài, màu tím, trong khi sim tại một số nước như Úc, Mỹ lại thuộc giống tiểu sim, hoa trắng, quả tròn, có màu xanh đen, và thường được gọi với tên việt quất.
Tuy nhiên, so với giá sim tại Việt Nam, sim (việt quất) nhập khẩu từ các thị trường này có mức giá rất đắt đỏ, thông thường từ 2,7 đến 3 triệu đồng/kg do sản phẩm được trồng trong các trang trại theo phương pháp công nghiệp và khắt khe về kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/9/2011, Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) công bố danh sách 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2010. Cá tra, basa của Việt Nam đứng vị trí thứ 9, tăng một bậc so với năm 2009.

Sau trận đại dịch đầu năm 2009 làm khoảng 4.000 tấn vẹm xanh của người dân xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hoà (Khánh Hoà) bị chết, đến nay nghề nuôi vẹm trên đầm Nha Phu đã dần hồi phục.

Ưu điểm của cây nhãn muộn là sinh trưởng khoẻ, ra hoa không cách năm. Quả to mẫu mã đẹp, cùi dày, thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Do có năng suất cao, chất lượng tốt, chín sau các giống nhãn chính vụ khoảng gần 1 tháng nên giá bán của nhãn muộn thường cao gấp 2-3 lần giống chính vụ.

Ốc hương là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với ngư dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, trong đó có xã Ninh Thọ (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa). Tuy nhiên, chi phí đầu tư để nuôi ốc hương rất lớn, trong khi nghề nuôi ốc hương rất bấp bênh.

Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Hưng Yên đã hai lần phê duyệt dự án "nhãn lồng" nhưng đến nay chưa được cấp kinh phí để triển khai. Và dự án vẫn nằm trên giấy...