Nuôi Cá Lồng Bè Giúp Bà Con Thoát Nghèo

Đến Chi hội Tân An (phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) hỏi gia đình ông Trần Văn Nữa, ai cũng biết mô hình nuôi cá lồng bè của ông.
Năm 2005, ông Nữa quyết định vay 50 triệu đồng từ Chương trình vốn vay hỗ trợ việc làm cho ND của Hội ND và bắt đầu chuyển qua nuôi trồng thuỷ sản. Ông cho biết, trước đây ông làm nghề mành điện cho các hộ dân đi biển. Tình cờ một lần ông thấy một hộ dân nuôi cá trong lồng vừa đơn giản mà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định đầu tư vào mô hình này.
Ông Nữa cho hay, các loại cá hồng, cá mú, bớp... bán rất chạy, nhất là vào những dịp lễ, tết. Đến nay, tận dụng diện tích tại vịnh Mân Quang được thành phố cho phép, ông nuôi 12 lồng với tổng diện tích 125 m2, mỗi năm thả từ 1.000 - 3.000 con cá các loại…
“Nuôi cá lồng bè không khó, chủ yếu là tránh nuôi ở nguồn nước nhiễm độc để cá không chết" - ông Nữa chia sẻ. Giờ đây, ông Nữa luôn có cá bán quanh năm. Đầu ra của cá ổn định là các nhà hàng trên địa bàn thành phố. Ông Nữa cho biết: "Mỗi năm xuất 2 vụ cá, mỗi vụ tôi thu trên 60 triệu đồng".
Từ khi nuôi cá, gia đình ông Nữa không những thoát nghèo, mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động, với thu nhập 2,5 triệu đồng/người/tháng.
"Từ mô hình nuôi cá lồng bè của ông Nữa, đã có nhiều nông dân trong phường đến học tập kinh nghiệm. Trong số này không ít hộ đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống" - ông Lê Ngọc Châu - Chủ tịch Hội ND phường Mân Thái cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Hải Dương đã tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao nhằm khuyến cáo, mở rộng diện tích giống lúa kháng rầy.

Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng

Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch hành động 5 năm và chính sách cơ bản nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thông qua mô hình canh tác quy mô lớn. Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng trong Nội các ở thủ đô Tôkyô ngày 25/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Chính phủ cần phải dồn toàn bộ sức lực vào việc xây dựng các quan hệ đối tác kinh tế cấp cao phù hợp với việc vực dậy các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp”.

Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường nông sản, cần nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện sản xuất và minh bạch hệ thống phân phối sản phẩm.