Nuôi Cá Lồng Bè Giúp Bà Con Thoát Nghèo

Đến Chi hội Tân An (phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) hỏi gia đình ông Trần Văn Nữa, ai cũng biết mô hình nuôi cá lồng bè của ông.
Năm 2005, ông Nữa quyết định vay 50 triệu đồng từ Chương trình vốn vay hỗ trợ việc làm cho ND của Hội ND và bắt đầu chuyển qua nuôi trồng thuỷ sản. Ông cho biết, trước đây ông làm nghề mành điện cho các hộ dân đi biển. Tình cờ một lần ông thấy một hộ dân nuôi cá trong lồng vừa đơn giản mà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định đầu tư vào mô hình này.
Ông Nữa cho hay, các loại cá hồng, cá mú, bớp... bán rất chạy, nhất là vào những dịp lễ, tết. Đến nay, tận dụng diện tích tại vịnh Mân Quang được thành phố cho phép, ông nuôi 12 lồng với tổng diện tích 125 m2, mỗi năm thả từ 1.000 - 3.000 con cá các loại…
“Nuôi cá lồng bè không khó, chủ yếu là tránh nuôi ở nguồn nước nhiễm độc để cá không chết" - ông Nữa chia sẻ. Giờ đây, ông Nữa luôn có cá bán quanh năm. Đầu ra của cá ổn định là các nhà hàng trên địa bàn thành phố. Ông Nữa cho biết: "Mỗi năm xuất 2 vụ cá, mỗi vụ tôi thu trên 60 triệu đồng".
Từ khi nuôi cá, gia đình ông Nữa không những thoát nghèo, mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động, với thu nhập 2,5 triệu đồng/người/tháng.
"Từ mô hình nuôi cá lồng bè của ông Nữa, đã có nhiều nông dân trong phường đến học tập kinh nghiệm. Trong số này không ít hộ đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống" - ông Lê Ngọc Châu - Chủ tịch Hội ND phường Mân Thái cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Qua hơn 3 năm, mô hình trồng thí điểm thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu được kết quả khả quan.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT một số huyện, thành phố đang thực hiện một số mô hình nuôi thuỷ sản như nuôi ghép cá rô phi đơn tính theo hướng an toàn sinh học tại xã Tư Mại, Tiến Dũng (Yên Dũng), xã Nghĩa Hồ, Thanh Hải (Lục Ngạn) với diện tích 1 ha; nuôi cá chim trắng theo hướng an toàn sinh học tại xã Yên Mỹ (Lạng Giang) và nuôi cá trắm đen trong ao tại xã Thái Sơn (Hiệp Hoà) với diện tích 0,5 ha.

Như NNVN đã đưa tin loài dịch hại mới xuất hiện và gây hại trên cây có múi ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng). PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, Bộ môn BVTV, Trường ĐH Cần Thơ xác định đó là sâu đục trái cây có múi, có tên khoa học là Citripestis sagittiferella Moore.

Những ngày qua, giá cà phê tại các tỉnh Tây nguyên đã tăng vượt mốc 43 triệu đồng/tấn. Ngày 28.5, giá cà phê nhân xô ở Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông từ 43,1 - 43,2 triệu đồng/tấn, ở Gia Lai 43 triệu đồng/tấn.

Từ năm 2008, được sự hỗ trợ của Trung tâm ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) thuộc sở KH-CN Hòa Bình, nông dân xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, đưa mạnh cây su su vào cơ cấu cây trồng ở địa phương. Kết quả, cây su su đã góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) từng bước ổn định cuộc sống cho người dân nơi đây.