Nuôi Cá Lồng Bè Giúp Bà Con Thoát Nghèo

Đến Chi hội Tân An (phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) hỏi gia đình ông Trần Văn Nữa, ai cũng biết mô hình nuôi cá lồng bè của ông.
Năm 2005, ông Nữa quyết định vay 50 triệu đồng từ Chương trình vốn vay hỗ trợ việc làm cho ND của Hội ND và bắt đầu chuyển qua nuôi trồng thuỷ sản. Ông cho biết, trước đây ông làm nghề mành điện cho các hộ dân đi biển. Tình cờ một lần ông thấy một hộ dân nuôi cá trong lồng vừa đơn giản mà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định đầu tư vào mô hình này.
Ông Nữa cho hay, các loại cá hồng, cá mú, bớp... bán rất chạy, nhất là vào những dịp lễ, tết. Đến nay, tận dụng diện tích tại vịnh Mân Quang được thành phố cho phép, ông nuôi 12 lồng với tổng diện tích 125 m2, mỗi năm thả từ 1.000 - 3.000 con cá các loại…
“Nuôi cá lồng bè không khó, chủ yếu là tránh nuôi ở nguồn nước nhiễm độc để cá không chết" - ông Nữa chia sẻ. Giờ đây, ông Nữa luôn có cá bán quanh năm. Đầu ra của cá ổn định là các nhà hàng trên địa bàn thành phố. Ông Nữa cho biết: "Mỗi năm xuất 2 vụ cá, mỗi vụ tôi thu trên 60 triệu đồng".
Từ khi nuôi cá, gia đình ông Nữa không những thoát nghèo, mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động, với thu nhập 2,5 triệu đồng/người/tháng.
"Từ mô hình nuôi cá lồng bè của ông Nữa, đã có nhiều nông dân trong phường đến học tập kinh nghiệm. Trong số này không ít hộ đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống" - ông Lê Ngọc Châu - Chủ tịch Hội ND phường Mân Thái cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Đó là kỹ sư thuỷ sản Nguyễn Thị Hằng, Phó phụ trách Trại sản xuất thuộc Trung tâm Giống hải sản cấp I, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tốt nghiệp trường Đại Học thủy sản năm 2004, làm việc tại doanh nghiệp tư nhân từ năm 2005 đến năm 2010, năm 2011 được tuyển dụng vào làm việc ở trại sản xuất nghiên cứu thử nghiệm giống thủy sản, đảm nhận cương vị cán bộ kỹ thuật.

Ngày 10/6, ông Hoàng Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cho biết, trong 3 ngày qua, ngư dân Nguyễn Luân (trú thôn Hiền An 2, xã Vinh Hiền) đang huy động những bạn thuyền trong chi hội nghề cá của thôn để khai thác hết số cá nằm trong lưới vây rút chì mà ngư dân này đã đánh được tại vùng biển xã Vinh Hiền.

Các hộ dân nuôi tôm ở huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho biết giá tôm sú liên tục bị giảm trong thời gian gần đây. Hiện giá tôm loại 20 con/kg chỉ còn 230 ngàn đồng/kg, loại 30 con trên dưới 160 ngàn đồng/kg, loại 40 con khoảng 130 ngàn đồng/kg, giảm từ 60 - 80 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014.
Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?

Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.