Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lóc Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường Ở Mỹ Đức (Bình Định)

Nuôi Cá Lóc Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường Ở Mỹ Đức (Bình Định)
Ngày đăng: 20/12/2012

Nuôi cá lóc mang lại thu nhập tương đối khá nên nhiều hộ dân ở các đội 7, 8 và 9 thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ - Bình Định) đã đổ xô đào ao, trải bạt nuôi cá lóc trong vườn nhà. Việc nuôi cá không theo quy hoạch đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tại thôn Hòa Tân có khoảng 40 hộ dân, trong đó đội 7 chiếm hơn một nửa số hộ đào ao, lót bạt nuôi cá lóc. Mỗi nhà đào ít nhất 2 - 3 ao, có nhà 6 - 7 ao; mỗi ao có diện tích khoảng vài chục mét vuông, mật độ cá nuôi trong ao dày đặc.

Theo quan sát của chúng tôi, tại các hộ nuôi cá này, không nhà nào có hệ thống dẫn chất thải và hầm chứa chất thải. Mỗi ngày ít nhất 2 lần, các hộ nuôi cá xả chất thải từ ao cá như thức ăn thừa, phân cá ngay trong vườn nhà, chảy ra ngoài đường đi và ruộng lúa của người khác, gây mùi hôi tanh nồng nặc. Hệ lụy của việc làm tự phát này khiến cho hàng trăm hộ dân ở đây phải lãnh đủ.

Anh Lê Thanh Hùng, một người dân ở đội 7, bức xúc: “Họ (người nuôi cá - NV) xả nước thải tràn lan, khiến nước giếng bị nhiễm bẩn, nước uống có mùi hôi tanh. Đi làm về, nhà nào cũng phải đóng kín cửa để tránh mùi tanh từ chất thải”. Không chỉ anh Hùng, nhiều hộ dân khác cũng bức xúc: Nước từ các ao cá thải ra ruộng khiến lúa bị thối gốc. Ruồi, muỗi sinh ra rất nhiều dễ dẫn đến dịch bệnh. Đáng lo hơn, các hộ này khoan giếng sâu để lấy nước nuôi cá làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, nhiều giếng ở đây luôn trong tình trạng cạn khô.

Được biết, vấn đề ô nhiễm môi trường từ các hộ nuôi cá lóc tự phát ở thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức đã được người dân nhiều lần phản ánh đến thôn và chính quyền xã. Mới đây, các đại biểu Quốc hội về tiếp xúc cử tri tại xã Mỹ Đức, người dân cũng đã nêu ý kiến về việc ô nhiễm và đề nghị chính quyền địa phương, các ngành chức năng can thiệp.

Ông Lê Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức, cho biết: UBND xã đã nhận được phản ánh từ người dân. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó giải quyết; vì người dân cho rằng vườn nhà của họ nên muốn xả đâu chẳng được. Hơn nữa, xã cũng chưa có khu nào quy hoạch để người dân nuôi cá.

Để cho nghề nuôi cá lóc ở xã Mỹ Đức phát triển bền vững, tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, chính quyền xã Mỹ Đức cần nhanh chóng quy hoạch vùng nuôi cá xa khu dân cư. Có vậy, người dân sẽ không tự phát đào ao nuôi cá và khoan giếng nước ngầm tràn lan như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất muối công nghiệp giải bài toán chất lượng Sản xuất muối công nghiệp giải bài toán chất lượng

Vực dậy ngành muối không chỉ là chuyện đáp ứng nhu cầu sản xuất của các ngành công nghiệp mà còn góp phần kiềm chế nhập siêu.

28/09/2015
Đồng Nai giảm 1.500 hécta cà phê Đồng Nai giảm 1.500 hécta cà phê

Tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện toàn tỉnh có trên 20 ngàn hécta trồng cà phê, giảm khoảng 1.500 hécta so với năm 2013.

28/09/2015
Quy trình nhuộm hóa chất gà vàng ươm Quy trình nhuộm hóa chất gà vàng ươm

Chủ lò mổ gà khai nhận mua hóa chất ở chợ Kim Biên trộn với dầu hôi rồi nhúng gà vào. Sau khi được "tắm" hóa chất, con gà nhợt nhạt sẽ có màu da vàng ươm bắt mắt.

28/09/2015
Tiềm năng xuất khẩu trứng vịt muối Tiềm năng xuất khẩu trứng vịt muối

Để vững vàng trong hội nhập, ngành chăn nuôi gia cầm định hướng bên cạnh nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa cần thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gia cầm tiềm năng, điển hình là mặt hàng trứng vịt muối.

28/09/2015
Thực phẩm biến đổi gien ăn mà không biết! Thực phẩm biến đổi gien ăn mà không biết!

Dù chưa được ghi trên bao bì nhưng thực tế nhiều loại thực phẩm người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng đã chứa nguyên liệu từ cây trồng biến đổi gien

28/09/2015