Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt Một Mô Hình Nuôi Mới, Hiệu Quả Cao

Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt Một Mô Hình Nuôi Mới, Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 27/12/2013

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.

Ông Nguyễn Kính ở thôn Phú Ân 3 xã Diên An, huyện Diên Khánh - người đầu tiên của xã nuôi cá lóc trong bể lót bạt. Ông tìm hiểu thông tin qua các chương trình truyền hình, mạng internet và nhất là các mối quan hệ bạn bè... và đã đến các tỉnh miền Tây để học tập kinh nghiệm nuôi và mua cá giống. Đất vườn ít, không thể đào ao thả cá, ông chọn nuôi cá lóc trong bể lót bạt. Cùng làm với ông còn có người cháu là anh Phạm Quốc Hưng. Bước đầu, 2 cậu cháu làm thử 2 bể nuôi cá lóc và 1 bể nuôi cá trê.

Theo ông Kính, với một bể khoảng 2,5 x 3m, đầu tư vừa làm bể và con giống (từ 1.500 đến 2.000 con giống) chi phí ban đầu không quá 3 triệu đồng. Sau gần 6 tháng nuôi, cá được tiêu thụ hết, người nuôi có lãi. Với một xã như Diên An, diện tích đất không nhiều, nuôi cá lóc theo mô hình này có thể tận dụng được diện tích đất ngay trong vườn nhà. Nguồn nước nuôi ít, có thể sử dụng nước giếng khoan, giếng đào. Thời gian nuôi ngắn, sử dụng được nguồn lao động trong gia đình hoặc ngay tại địa phương.

Cũng theo kinh nghiệm của ông Kính và anh Hưng, muốn cá mau lớn, không bị dịch bệnh, người nuôi phải chú ý từ khâu làm bể, thay nước, chọn con giống và học hỏi kỹ thuật chăm sóc cá. Khi lót bạt cần chú ý có độ nghiêng để dễ thay nước. Nguồn nước phải sạch, có độ pH phù hợp.

Tiến hành thay nước theo chu kỳ, thường là vào buổi sáng mỗi ngày. Mật độ nuôi không quá dày. Và đặc biệt là phải nắm bắt cách chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển của cá, nhất là trong thời gian nuôi cá bột (khoảng 2 tháng đầu). Để tận dụng thức ăn thừa của cá lóc, gia đình ông Kính còn nuôi thêm 1 bể cá trê. Hiện cá lóc và cả cá trê đều dễ tiêu thụ và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Phạm Quốc Hưng chia sẻ: “Đầu tiên phải chọn con giống, đem về xử lý kỹ thuật thuốc, sát trùng và khử trùng nguồn nước thật sạch. Thức ăn cho cá có thể lấy từ cá biển (các loại cá tạp), cá đồng, ốc. Trừ chi phí, sau 6 tháng (xuất trên 1.000 con), tôi lãi khoảng từ 9 đến 10 triệu đồng”.

Khởi đầu mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt đã có những tín hiệu vui. Song để phát nghề nuôi thủy sản nói chung và mô hình nuôi cá lóc nói riêng, người nông dân rất cần sự hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành. Ông Nguyễn Kính cho biết, ông rất mong ở huyện, xã có kỹ sư chuyên về khuyến nông, khuyến ngư, để nông dân được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi thủy sản; tạo điều kiện cho nông dân được tập huấn, có điều kiện phát triển ngành nghề, tham quan những mô hình ở các tỉnh, những khu phát triển cao, để học hỏi thêm... Vừa làm vừa học hỏi, ông sẵn lòng chia sẻ với bà con kinh nghiệm nuôi cá lóc trong bể lót bạt, để người dân sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình ngay trên vườn đất quê mình.

Về phía Hội Nông dân xã Diên An, Hội cũng rất mong được sự hỗ trợ về vốn, về khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, trên cơ sở đó nhân rộng mô hình làm ăn mới. Ông Nguyễn Lầu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Diên An cho biết: Nuôi cá lóc trên bể lót bạt là mô hình phù hợp với vùng ít đất sản xuất như Diên An. Hội sẽ tạo điều kiện cho các hộ có mô hình sản xuất mới như hộ nhà ông Kính, để hỗ trợ vốn mua giống, thức ăn cho cá.


Có thể bạn quan tâm

Bất Chấp Cảnh Báo, Hoa Quả Trung Quốc Vẫn Dồn Về Chợ Bất Chấp Cảnh Báo, Hoa Quả Trung Quốc Vẫn Dồn Về Chợ

Có tới 30% số hoa quả TQ kiểm tra có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng, nhưng, lượng hàng rau, củ, quả của TQ chuyển về các chợ TPHCM hay Hà Nội vẫn không giảm.

13/06/2014
Cần Những Giải Pháp Cứu Cây Hồ Tiêu Cần Những Giải Pháp Cứu Cây Hồ Tiêu

Ông Trần Văn Vinh, một người dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) cho biết: "Gia đình tôi trồng được 2 ha tiêu đang trong thời kỳ kinh doanh, những năm trước đây năng suất vườn tiêu đạt hơn 3-4 tấn/ha. Thế nhưng gần nửa tháng nay, vườn tiêu đang xanh tốt bỗng nhiên đổ bệnh rủ lá chết hàng loạt. Đến nay, 1,3 ha (tương đương 1.300 trụ tiêu) đã bị chết khô, gây thiệt hại hơn 700 triệu đồng".

13/06/2014
Phù Ninh Tập Trung Đầu Tư Phát Triển Sản Xuất Và Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Nông Thôn Phù Ninh Tập Trung Đầu Tư Phát Triển Sản Xuất Và Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Nông Thôn

Những năm qua hưởng ứng cuộc vận động “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” (NTM) huyện Phù Ninh đã tích cực triển khai thực hiện ở 18/18 xã, ưu tiên bố trí các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

13/06/2014
Lúng Túng Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Vùng Rau An Toàn Lúng Túng Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Vùng Rau An Toàn

Vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP được thành phố quy hoạch đến năm 2017 có quy mô tối thiểu 50 ha trên địa bàn 4 xã Nghi Ân, Nghi Liên, Nghi Kim và Hưng Đông; mang lại thu nhập tối thiểu 150 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, người dân đang lúng túng với mô hình sản xuất này.

13/06/2014
300ha Lúa Ở Quế Sơn Bị Khô Hạn Nghiêm Trọng 300ha Lúa Ở Quế Sơn Bị Khô Hạn Nghiêm Trọng

Chiều qua 12.6, ông Lê Hữu Châu - Phó phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, do nắng nóng trên diện rộng, hàng loạt hồ chứa và đập dâng cạn kiệt nước nên hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 300ha lúa hè thu đang trong giai đoạn mạ non bị khô hạn nghiêm trọng.

13/06/2014