Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm Đem Lại Hiệu Quả Cao

Sáng 1/11, UBND huyện Tuy An tổ chức tổng kết mô hình thí điểm nuôi cá lóc thương phẩm trong bể xi măng. Mô hình do Phòng NN-PTNT huyện Tuy An thực hiện và chọn hộ gia đình ông Trần Văn Tý ở thôn Giai Sơn, xã An Mỹ tham gia.
Mô hình được thực hiện trên diện tích 120m2, nuôi 2 vụ, thả giống vào tháng 3 và tháng 8/2013 với tổng lượng giống là 13.200 con. Trong thời gian thả nuôi hơn 4 tháng, gặp thời tiết bất lợi đã khiến tỉ lệ cá nuôi hao hụt hơn 20%. Nhờ cá sinh trưởng khá tốt nên kích cỡ cá khi thu hoạch đạt khá tốt, từ 0,7kg/con trở lên. Tổng sản lượng cá thu hoạch của mô hình cả 2 vụ đạt 6.958kg.
Mô hình có tổng kinh phí đầu tư gần 197 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn sự nghiệp phát triển nông nghiệp của huyện hỗ trợ cho hộ tham gia mô hình 30 triệu đồng. Sau khi trừ mọi khoản chi phí và công lao động, mô hình này đã đem lại lợi nhuận cho hộ tham gia hơn 116 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày theo chân thợ lấy mật ong rừng ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), tôi vỡ ra nhiều điều thú vị của cái nghề thu “lộc rừng” này.

Những ngày cuối tháng 8.2015, người dân xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì (Hà Nội) hồ hởi đón nhận tin vui: Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của TP.Hà Nội đã rà soát, đánh giá và chấm điểm gần tuyệt đối cho Vĩnh Quỳnh, đạt 98/100 điểm.

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn và đất phèn mặn khoảng 1,6 triệu ha, (chiếm 40% tổng diện tích tự nhiên của khu vực).

Nhằm tạo điều kiện cho các xã hoàn thành, nâng chất tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Tổng Công ty Xây dựng số 1 - TNHH một thành viên (CC1) vừa phối hợp với Sở NNPTNT Hậu Giang hỗ trợ 2.000 tấn xi măng xây dựng NTM.

“Lần này các chính sách được Uỷ ban Dân tộc (UBDT) xây dựng với một khoảng thời gian dài, có tính chủ động cao nên chắc chắn sẽ lồng ghép, phối hợp được tốt hơn”.