Nuôi Cá Lóc Thu Tiền Tỷ

Ông Võ Văn Hưng, 61 tuổi (tổ 28, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có thâm niên 23 năm nuôi cá lóc. Năm nay mô hình nuôi cá lóc trong lưới của ông cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Mỗi năm ông nuôi 2 lứa, mỗi lứa thả 30 nghìn con giống. Sau thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng/lứa, cá đạt trọng lượng 1 - 1,5 kg thì xuất bán. Vừa qua ông xuất lứa 2 được 10 tấn cá thương phẩm, với giá 50.000 - 60.000 đ/kg thu về trên 500 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm của ông khi nuôi phải chọn con giống tốt. Nếu con giống không tốt thời gian nuôi sẽ kéo dài, tỷ lệ hao hụt lớn. Sau thời gian nuôi thấy cá hay mắc bệnh hao hụt nhiều thì nên thay đổi nơi mua cá giống. Cá lóc thường mắc bệnh tụ huyết trùng, tụt nhớt, thối đuôi, nấm mang, lở mình. Khi cá bị tụ huyết trùng phải thay nước, “đánh thuốc” trộn với thức ăn. Cá tụt nhớt thì đơn giản hơn chỉ cần thay nước, xử lý kháng sinh.
Có thể bạn quan tâm
Tại các “xã khoai lang” của huyện Bình Tân (Vĩnh Long) như: Tân Thành, Thành Trung, Tân Hưng giá khoai hiện ở mức cao sau thời gian xuống thấp. Cao giá nhất là khoai tím Nhật 800.000 đ/tạ (60kg), khoai trắng 450.000 đ/tạ, khoai đỏ 390.000 đ/tạ, khoai sữa 300.000 đ/tạ.
Là huyện đầu tàu trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Tam Nông (Đồng Tháp) từng khai thác những tiềm năng sản phẩm nông nghiệp qua mô hình liên kết gắn với sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm giảm giá thành tăng thu nhập cho nông dân.

Sáng ngày 12/11, Sở khoa học công nghệ và UBND huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã tổ chức hội thảo mô hình lạc sen vụ đông năm 2015.

Tại nhiều địa phương, việc quản lý nguồn giống cây trồng còn lỏng lẻo. Nhiều đơn vị cung ứng giống không thông qua các cơ quan quản lý mà đưa giống thẳng xuống các HTX, hộ dân; một số nơi vẫn còn sử dụng các giống cũ kém năng suất, chất lượng...
Tại vùng khoai thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, khoai lang bắt đầu vào vụ mới, giúp hàng trăm lao động địa phương có thu nhập rất cao.