Nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất hiệu quả cao

Điển hình như hộ ông Trương Công Đạt (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long) được Trung tâm hỗ trợ 6.000 con cá lóc đầu nhím. Ông Đạt đầu tư cải tạo 400m2 ao nuôi, sau hơn 5 tháng, cá đạt trọng lượng 400g/con, tỷ lệ sống trên 85%.
Ông Đạt cho biết, khi cá còn nhỏ thì ông thả nuôi trong mùng lưới để tiện chăm sóc, nhất là cho ăn và theo dõi sự phát triển của cá. Khi cá đạt trọng lượng từ 50 - 70g/con thì đưa ra ao lớn để cá sinh trưởng. Ngoài thức ăn công nghiệp, ông Đạt tận dụng cá phi và các loại cá khác để cho ăn bổ sung. Cách nuôi như vậy không những giảm chi phí mà cá lại lớn nhanh. Cuối vụ thu hoạch, trừ các khoản chi phí, ông Đạt lãi trên 10 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KH-CN huyện Phước Long, nhận xét: “Qua kết quả triển khai thực hiện thử nghiệm đề tài cho thấy, mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp cho hiệu quả khả quan và có khả năng nhân rộng”.
Mô hình nuôi cá lóc đầu nhím dễ thực hiện, lại phù hợp với những hộ ít đất sản xuất. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, để phát huy hiệu quả của mô hình, bà con nông dân cần chọn thời điểm nuôi thích hợp để có lợi nhuận cao, nhất là phải tìm hiểu đầu ra sản phẩm và giá cả thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam có thâm niên xuất khẩu gạo suốt 26 năm, còn Campuchia chỉ bắt đầu xuất khẩu từ năm 2008. Nhưng 3 năm trở lại đây, gạo Campuchia đã trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm tàng với gạo Việt Nam.

Bộ Công Thương cho biết đã tính đến ảnh hưởng của việc hạ thuế xuống 0% đến sản xuất mía đường trong nước.

Thông tin Việt Nam thắng thầu 2 gói thầu cung cấp gạo cho Philippines (450.000 tấn) và Indonesia (1 triệu tấn) được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhìn nhận là dấu hiệu tích cực cho xuất khẩu gạo từ nay đến tháng 3-2016.

Xu thế đồ thị trong ngắn hạn phát tín hiệu giảm điểm.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay tập trung vào 5 thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc