Nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất hiệu quả cao

Điển hình như hộ ông Trương Công Đạt (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long) được Trung tâm hỗ trợ 6.000 con cá lóc đầu nhím. Ông Đạt đầu tư cải tạo 400m2 ao nuôi, sau hơn 5 tháng, cá đạt trọng lượng 400g/con, tỷ lệ sống trên 85%.
Ông Đạt cho biết, khi cá còn nhỏ thì ông thả nuôi trong mùng lưới để tiện chăm sóc, nhất là cho ăn và theo dõi sự phát triển của cá. Khi cá đạt trọng lượng từ 50 - 70g/con thì đưa ra ao lớn để cá sinh trưởng. Ngoài thức ăn công nghiệp, ông Đạt tận dụng cá phi và các loại cá khác để cho ăn bổ sung. Cách nuôi như vậy không những giảm chi phí mà cá lại lớn nhanh. Cuối vụ thu hoạch, trừ các khoản chi phí, ông Đạt lãi trên 10 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KH-CN huyện Phước Long, nhận xét: “Qua kết quả triển khai thực hiện thử nghiệm đề tài cho thấy, mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp cho hiệu quả khả quan và có khả năng nhân rộng”.
Mô hình nuôi cá lóc đầu nhím dễ thực hiện, lại phù hợp với những hộ ít đất sản xuất. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, để phát huy hiệu quả của mô hình, bà con nông dân cần chọn thời điểm nuôi thích hợp để có lợi nhuận cao, nhất là phải tìm hiểu đầu ra sản phẩm và giá cả thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Sâm cầm hồ Tây, chè long nhãn hạt sen Phố Hiến, gà Đông Tảo được coi là những món ăn tiến vua đắt đỏ, trong khi rau muống tiến vua Sen Chiểu giá chỉ 500 đồng/mớ.

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Duy Tuấn, chị Đoàn Thị Toan ở thôn 4, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chủ cơ sở SX rau mầm Châu Anh, một trong 5 đơn vị đầu tiên được Chi cục BVTV Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhờ mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi xen ghép, gia đình ông La Kế - hội viên ND thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thoát nghèo, trở thành hộ điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hàng năm 150 triệu đồng.

Không quen biết ngoài đời nhưng đồng cảm trên diễn đàn trồng rau hữu cơ, bốn chàng cử nhân 9X và 8X Hồ Văn Sang, Nguyễn Hồng Thủy, Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Thanh Liêm từ bốn tỉnh thành khác nhau đã khăn gói lên TP Đà Lạt thuê 0,5 ha đất hợp tác trồng rau sạch.

Đến nay, tổng diện tích mô hình trồng lan của anh Trường lên tới trên 2.000m2, vườn lan có vài trăm loài lan rừng như đai trâu, quế lan hương, tam bảo sắc, lan đuôi cáo, lan đuôi sóc... Doanh thu hàng năm vào khoảng 3 tỷ đồng, thu nhập đã trừ chi phí lên tới gần tỷ đồng.