Nuôi cá lóc đầu nhím

Cá lóc đầu nhím dễ nuôi nhưng phụ thuộc nguồn thức ăn tự nhiên, để thu được 1 kg cá lóc thương phẩm cần tiêu tốn 4 - 4,5kg cá tạp làm thức ăn, diện tích ao nuôi tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở, tuy nhiên thích hợp nhất là khoảng 1.000 - 5.000m2 vì nếu diện tích ao quá lớn thì rất khó quản lý. Chọn con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, mầu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh, nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất uy tín.
Thường cá lóc giống được bắt về có kích thước lồng 4 - 6cm và thả nuôi với mật độ 50 - 100 con/m2. Hiện nay cá lóc nuôi cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, khi chọn thức ăn công nghiệp cho cá cần cẩn trọng và cho cá ăn hỗn hợp thức ăn công nghiệp và cá biển.
Xã Phú Thọ (Tam Nông, Đồng Tháp) là nơi vùng sâu Đồng Tháp Mười, từ trước đến nay người dân sống nhờ cây lúa, nhưng cũng chỉ đủ ăn. Gia đình anh Bùi Văn Hoa từ khi chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá lóc đầu nhím lãi hơn 2 tỷ đồng/ha/năm là kết quả của việc quyết định sử dụng 4.000 m2 đất lúa đào ao nuôi cá lóc đầu nhím và kết quả bước đầu đạt hiệu quả cao hơn trồng lúa gấp năm đến bảy lần. Sau đó anh mở rộng thêm 6.000m2, tiếp tục đào ao nuôi cá, nâng tổng diện tích lên 1 ha nuôi cá lóc đầu nhím. Với diện tích này, gia đình anh thu hoạch được hơn 400 tấn cá lóc thương phẩm, doanh thu từ 14 - 15 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 2 tỷ đồng.
Anh Vũ Đình Quynh (xóm Vinh Phú, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) trong một lần xem truyền hình thấy nông dân các tỉnh phía nam nuôi cá lóc cho thu nhập cao đã quyết định vào nam học hỏi và chọn giống cá lóc đầu nhím từ Đồng Tháp đem về quê nhà nuôi.
Anh cho biết: Năm đầu tiên tôi thả 10 nghìn con giống. Nhờ chú trọng ngay từ khâu lựa chọn những con giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều nên đàn cá của gia đình anh sinh trưởng, phát triển nhanh, sau sáu tháng, anh xuất bán lứa cá đầu tiên, trừ chi phí thu lãi 150 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, các anh còn chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người khi đến học hỏi cách nuôi. Ở họ đều tựu trung một ý nguyện mong sao các hộ nông dân đều thoát nghèo và làm giàu chân chính bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II đưa ra lời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ con số thiệt hại 30% ở vụ nuôi 2013 và khuyến cáo người nuôi chỉ nên nuôi với mật độ thưa, chọn con giống tốt, sạch bệnh, nuôi an toàn sinh học và nên có thời gian cho đất nghỉ ngơi để cắt mầm bệnh. Theo Trung tâm Thú y vùng VII, việc công bố kết quả tìm ra tác nhân gây hội chứng EMS chỉ mới là bước đầu. Các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra cơ chế gây bệnh, giải pháp phòng trị vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Hy vọng đến cuối năm nay sẽ có kết quả tốt.