Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cá lóc đầu nhím

Nuôi cá lóc đầu nhím
Ngày đăng: 04/06/2015

Cá lóc đầu nhím dễ nuôi nhưng phụ thuộc nguồn thức ăn tự nhiên, để thu được 1 kg cá lóc thương phẩm cần tiêu tốn 4 - 4,5kg cá tạp làm thức ăn, diện tích ao nuôi tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở, tuy nhiên thích hợp nhất là khoảng 1.000 - 5.000m2 vì nếu diện tích ao quá lớn thì rất khó quản lý. Chọn con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, mầu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh, nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất uy tín.

Thường cá lóc giống được bắt về có kích thước lồng 4 - 6cm và thả nuôi với mật độ 50 - 100 con/m2. Hiện nay cá lóc nuôi cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, khi chọn thức ăn công nghiệp cho cá cần cẩn trọng và cho cá ăn hỗn hợp thức ăn công nghiệp và cá biển.

Xã Phú Thọ (Tam Nông, Đồng Tháp) là nơi vùng sâu Đồng Tháp Mười, từ trước đến nay người dân sống nhờ cây lúa, nhưng cũng chỉ đủ ăn. Gia đình anh Bùi Văn Hoa từ khi chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá lóc đầu nhím lãi hơn 2 tỷ đồng/ha/năm là kết quả của việc quyết định sử dụng 4.000 m2 đất lúa đào ao nuôi cá lóc đầu nhím và kết quả bước đầu đạt hiệu quả cao hơn trồng lúa gấp năm đến bảy lần. Sau đó anh mở rộng thêm 6.000m2, tiếp tục đào ao nuôi cá, nâng tổng diện tích lên 1 ha nuôi cá lóc đầu nhím. Với diện tích này, gia đình anh thu hoạch được hơn 400 tấn cá lóc thương phẩm, doanh thu từ 14 - 15 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 2 tỷ đồng.

Anh Vũ Đình Quynh (xóm Vinh Phú, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) trong một lần xem truyền hình thấy nông dân các tỉnh phía nam nuôi cá lóc cho thu nhập cao đã quyết định vào nam học hỏi và chọn giống cá lóc đầu nhím từ Đồng Tháp đem về quê nhà nuôi.

Anh cho biết: Năm đầu tiên tôi thả 10 nghìn con giống. Nhờ chú trọng ngay từ khâu lựa chọn những con giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều nên đàn cá của gia đình anh sinh trưởng, phát triển nhanh, sau sáu tháng, anh xuất bán lứa cá đầu tiên, trừ chi phí thu lãi 150 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, các anh còn chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người khi đến học hỏi cách nuôi. Ở họ đều tựu trung một ý nguyện mong sao các hộ nông dân đều thoát nghèo và làm giàu chân chính bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú cam sành Tỷ phú cam sành

Anh là một thanh niên được mệnh danh là “Tỷ phú cam sành” và là người vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc

30/12/2016
Nuôi rắn ri tượng trong thau nhựa ở Cà Mau Nuôi rắn ri tượng trong thau nhựa ở Cà Mau

Mô hình nuôi rắn ri tượng trong thau nhựa được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau), mang lại hiệu quả cao.

02/01/2017
Cây hoang mang về tiền tỉ Cây hoang mang về tiền tỉ

Bình bát là cây hoang dại, mọc đầy ở mé kinh, rạch miền Tây. Trái bình bát chín cây ăn được, nhưng bán chẳng ai mua. Tuy nhiên, ghép mãng cầu vào thân bình bát

03/01/2017
Trồng khóm son bán Tết kiếm trăm triệu đồng ở miền Tây Trồng khóm son bán Tết kiếm trăm triệu đồng ở miền Tây

Nhờ màu sắc lạ, bắt mắt và khó trồng nên trái khóm son (dứa đỏ) ở Long An luôn được thương lái tranh nhau đặt mua bán Tết.

05/01/2017
Dừa hồ lô, bánh tét chưng Tết hơn nửa triệu đồng mỗi trái Dừa hồ lô, bánh tét chưng Tết hơn nửa triệu đồng mỗi trái

Thị trường trái cây chưng Tết, các loại dừa như dừa in chữ, dừa hồ lô, dừa bánh tét dự kiến có giá bán tại vườn dao động từ 300.000 đến 750.000 đồng mỗi trái

05/01/2017