Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 17/06/2014

Khoảng 4 năm trở lại đây, nhiều gia đình ở xã Thụy Liên (Thái Thụy - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình nuôi cá lóc bông cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện mô hình nuôi cá lóc bông của gia đình anh Bùi Sỹ Trạng, thôn Cam Ðoài đang cho thu nhập rất ổn định, bình quân thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng/năm.

Theo lời giới thiệu của đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân xã Thụy Liên, chúng tôi tới thăm mô hình nuôi cá lóc bông của gia đình anh Bùi Sỹ Trạng, thôn Cam Ðoài. Rót chén trà mời khách, anh Trạng cho biết: Qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua tham quan trực tiếp một số mô hình nuôi cá lóc bông đầu tiên trong xã, anh được biết đây là mô hình chăn nuôi mới, cho hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2010, anh đã cùng với hơn chục gia đình khác trong xã dành nhiều thời gian đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu kỹ thuật nuôi giống cá mới này. Cá lóc bông được nuôi phổ biến ở các tỉnh phía Nam, đây là loại cá ăn tạp, sống bầy đàn. Chất lượng thịt cá thơm ngon, dai, ít xương dăm và thị trường rất ưa chuộng.

Do đã có kinh nghiệm trong việc nuôi các giống cá truyền thống từ trước nên sau nhiều lần suy đi tính lại, anh quyết định chuyển đổi hơn 2 sào đất cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình nuôi cá lóc bông. Nhờ cần cù, chịu khó trau dồi kiến thức nên đàn cá của gia đình anh luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

Lứa cá đầu tiên cho thu lãi gần 40 triệu đồng. Sau lứa đầu thu hoạch, nhận thấy đây là mô hình có hiệu quả nên anh tiếp tục cải tạo ao và đầu tư giống tiếp tục nuôi những lứa tiếp theo. Hiện nay mô hình nuôi cá lóc bông của gia đình anh đang cho thu nhập rất ổn định, bình quân lãi từ 100 - 150 triệu đồng/năm.

Khi được hỏi về kinh nghiệm chăn nuôi, anh Trạng hồ hởi chia sẻ: Cá lóc bông là loại cá rất dễ nuôi. Ao nuôi công nghiệp có diện tích tối thiểu từ 500m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Trước khi thả cá, ao cần phải được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa các điểm sạt lở.

Sau khi tát cạn nước nên rải vôi đáy ao, phơi đáy 5 - 7 ngày rồi cấp nước mới vào ao. Nguồn nước cấp cho ao nuôi cá phải chủ động, cấp thoát dễ dàng, nước không bị nhiễm phèn và mặn. Thức ăn của cá lóc bông chủ yếu là cá tạp biển, cá vụn.

Khi cá còn nhỏ trong 2 tháng đầu, thức ăn cần được xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Khi cá lớn, thì chỉ cần băm nhỏ hoặc cắt khúc những loại thức ăn có kích cỡ lớn hoặc quá dài. Thức ăn của cá được rải trên sàng được làm bằng tre hoặc gỗ và được đặt ngập trong nước khoảng 5cm.

Hằng ngày người chăn nuôi cần theo dõi chặt chẽ mức độ ăn của cá để điều chỉnh kịp thời và hợp lý lượng thức ăn. Nước trong ao cần được thay đổi thường xuyên (1 - 2 lần/tuần, tùy theo mật độ cá trong ao), mỗi lần thay 40 - 50% lượng nước trong ao.

Người nuôi cá cần phải chú ý, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá trong ao để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ như cá bỏ ăn, bơi không bình thường, nhiễm bệnh… để từ đó có những biện pháp chữa trị kịp thời. Khi thả cá giống cần chú ý cá phải khỏe mạnh, không dị hình, không có dấu hiệu bệnh tật, không bị xây sát và không bị mất nhớt, cá bơi nhanh nhẹn, bơi theo đàn. Cá giống phải có kích cỡ đồng đều. Khi thả cá cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới...

Trong thời gian tới, anh sẽ tiếp tục đầu tư vốn để mở rộng diện tích ao nuôi, tuy nhiên khó khăn hiện nay của gia đình vẫn là về nguồn vốn bởi chi phí cho cá giống và thức ăn chăn nuôi khá cao. Anh hy vọng các cấp, các ngành có thêm nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ để người dân có thể đầu tư mở rộng diện tích chăn nuôi và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Ông Vũ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thụy Liên cho biết, mô hình nuôi cá lóc bông phát triển ở địa phương từ đầu năm 2010. Qua hơn 4 năm phát triển, đến nay toàn xã đã có 20 gia đình nuôi cá lóc bông với tổng diện tích hơn 4ha. Ngoài ra địa phương còn hơn 100 hộ tham gia xây dựng các mô hình trang trại, gia trại và nhiều mô hình chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu hơn 32.700 tấn tôm Xuất khẩu hơn 32.700 tấn tôm

Trong tháng 8/2015, các doanh nghiệp đã tập trung chế biến được hơn 5.000 tấn thủy sản; trong đó, tôm chiếm hơn 4.900 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như: cá, mực... Cùng với chế biến, các doanh nghiệp cũng tập trung xuất bán từ đầu năm đến nay hơn 32.700 tấn tôm. So với cùng kỳ năm, hoạt động xuất khẩu năm nay gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh giá bán với nhiều nước xuất khẩu lớn trong khu vực, làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm.

12/09/2015
Thông cáo báo chí về kết quả cuối cùng thuế CBPG tôm Việt Nam đợt xem xét lần thứ 9 Thông cáo báo chí về kết quả cuối cùng thuế CBPG tôm Việt Nam đợt xem xét lần thứ 9

Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8.

12/09/2015
Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

12/09/2015
Liên kết khâu yếu trong chăn nuôi bò sữa Liên kết khâu yếu trong chăn nuôi bò sữa

Cùng với đà giảm của thị trường sữa thế giới và trong nước, ngành chăn nuôi bò sữa đang gặp nhiều khó khăn do liên kết giữa hộ nông dân và DN thiếu bền chặt.

12/09/2015
Mô hình nuôi rắn mối đầu tiên ở huyện Tân Phú Đông Mô hình nuôi rắn mối đầu tiên ở huyện Tân Phú Đông

Những năm gần đây, các loại thức ăn chế biến từ rắn mối - một loài bò sát có rất nhiều ở nông thôn bỗng dưng trở thành một món khoái khẩu, là đặc sản trong các nhà hàng sang trọng, với giá bán cao ngất ngưởng. Nhiều người đã nghiên cứu và thử nghiệm nuôi rắn mối với quy mô công nghiệp, để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

12/09/2015