Nuôi Cá Lăng Qua Thời Lãi Khủng

Cá lăng là một trong những đặc sản của sông Đồng Nai. Khi nghề nuôi cá lăng mới rộ, nhiều nông dân thu lãi tiền tỷ. Năm nay, tuy các bè nuôi cá trúng về sản lượng nhưng đã qua thời lãi “khủng” vì loại đặc sản này ngày càng mất giá.
Hiện nhiều hộ nuôi cá bè ở Đồng Nai không còn tập trung vào nuôi cá lăng mà chuyển sang nuôi nhiều loại cá khác, thậm chí có hộ bỏ nghề.
* Trúng mùa, mất giá
Theo các nông dân nuôi cá bè tại TP.Biên Hòa, hiện các bè nuôi cá đang vào mùa thu hoạch. Năm nay, do nguồn nước sông giảm ô nhiễm, tỷ lệ hao hụt ít, cá nhờ vậy lớn nhanh hơn nên nhiều bè trúng về sản lượng. Nhưng đa số người nuôi vẫn lo lắng vì giá đầu ra quá thấp. Anh Nguyễn Văn Thiên, chủ bè cá tại phường Thống Nhất
(TP.Biên Hòa) vừa bán cá cho thương lái vừa chia sẻ: “Cá lăng hiện bán tại bè được 60 ngàn đồng. Trước đó nửa tháng, 1 kg cá lăng rớt xuống còn 55 ngàn đồng/kg, mức giá thấp nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi và chi phí đầu tư tăng hơn khiến lợi nhuận từ việc nuôi cá giảm hẳn”.
Ông Nguyễn Văn Chiến, người nuôi cá bè tại xã Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa), nhận xét: “Vài năm trước, cá lăng bán tại bè đến 100 ngàn đồng/kg. Hiện giá cá lăng chỉ còn khoảng 55-60 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, mọi chi phí, nhất là thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng giá khiến lợi nhuận từ nghề nuôi loại đặc sản này ngày càng ít hấp dẫn. Năm nay, do trúng về sản lượng, các bè cá lại đồng loạt bán ra nên giá cá thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, có thời điểm, giá cá lăng giảm đến 10 ngàn đồng/kg”.
* Qua thời lãi “khủng”
Ông Trần Huỳnh Long, thương lái chuyên thu mua cá tại làng cá bè TP.Biên Hòa, nhận xét: “Cá lăng nuôi trên sông Đồng Nai được thị trường TP.Hồ Chí Minh chuộng và luôn bán cao hơn vài giá so với các vùng khác vì chất lượng ngon. Tuy nhiên, loại cá này khá kén khách, giá thường cao so với mặt bằng chung của các loại cá nước ngọt”.
Nguyên nhân cá lăng giảm giá là do trước đây khi thấy nuôi loại cá này có lãi cao, người dân đã ùn ùn đổ xô vào nuôi, thu hoạch lại cùng lúc dẫn đến cung vượt xa cầu khiến giá trị giảm.
Hiện nay nhiều chủ bè đánh giá hiệu quả nuôi cá lăng có thời điểm không bằng cá chép, cá diêu hồng. Anh Kim Văn Hùng so sánh, cá lăng thường mất 2 năm nuôi mới cho thu hoạch, như vậy 1 vụ cá lăng làm được 3-4 vụ cá chép. Vài năm trở lại đây, cá lăng liên tục giảm giá, có năm người nuôi lỗ vốn vì cá “rớt” giá.
Anh Nguyễn Văn Phụng, người nuôi cá bè tại hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu), cho biết vài năm trước, cá lăng bán ra có giá rất cao nên bè nào cũng nuôi giống cá đặc sản này vì lãi “khủng”. Theo anh Phụng: “Hiện bè của tôi chuyển sang nuôi cá lóc, vì vài năm trở lại đây cá lăng liên tục giảm giá, thời gian nuôi dài nên rủi ro lớn mà hiệu quả kinh tế không cao. Các loại cá khác cũng khó cạnh tranh về giá so với hàng từ miền Tây lên nên nhiều người bỏ nghề. Trước đây, làng cá bè ở khúc sông này có cả trăm hộ, nay chỉ đếm trên đầu ngón tay vì nhiều hộ bỏ nghề do thua lỗ”.
Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Việt Hùng ở xã Trung Giang (Gio Linh, Quảng Trị) kể 5h sáng 6/4, anh cùng 3 ngư dân hành nghề lưới rê ba lớp khai thác mực nang và cá choái tại ngư trường đảo Cồn Cỏ, cách đất liền khoảng 12 hải lý, thì con cá này mắc lưới. Nó vẫy đập rất mạnh làm giàn lưới trị giá hơn 70 triệu đồng mới mua hồi đầu năm của nhóm bị rách gần hết

Sau thông tin cá điêu hồng ở chợ đầu mối thực phẩm Bình Điền, TP.HCM (do các thương lái tại tỉnh Đồng Tháp cung cấp) bị phát hiện có chứa chất cấm Trifluralin đã làm giá cá nguyên liệu tại bè và bày bán ở các chợ khu vực ĐBSCL sụt giảm thê thảm.

Trung tuần tháng 3/2012, tôi về dự một đám cưới ở Tánh Linh, trong thực đơn hôm ấy có món cá tầm cuốn giấy bạc nướng ăn rất ngon. Tiệc cưới hôm ấy có rất nhiều khách ở các tỉnh thành khác đến dự khi dùng món cá tầm đã rất ngạc nhiên. Khách ngạc nhiên cũng phải, bởi món cá tầm được xếp vào loại thực phẩm cao cấp, đắt tiền, chỉ một số nhà hàng cao cấp mới bán. Tuy nhiên, khi biết cá tầm được nuôi ở hồ Đa Mi (Bình Thuận) và là món đặc sản thì nhiều người đã “ồ” lên thích thú… Nhiều khách nước ngoài không khỏi ngỡ ngàng khi biết Bình Thuận có món đặc sản cá tầm Đa Mi.

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

Vào mùa đông, tôm thẻ chân trắng rất khó nuôi, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc. Chúng tôi xin giới thiệu tới bà con “Biện pháp kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thương phẩm trong nhà bạt vụ đông xuân”.