Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Kèo Đang Lên Ngôi

Nuôi Cá Kèo Đang Lên Ngôi
Ngày đăng: 15/05/2012

Không những mang lại hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích cho thu nhập cao cải thiện đời sống của người dân miệt biển, mà còn khai thác tối đa tiềm năng đất đai trong mùa mưa, cải tạo độ phì nhiêu của đất cho vụ nuôi tôm sú, môi trường ổn định và phát triển bền vững của mô hình. Do đặc điểm cá kèo sống thích hợp với mọi nguồn nước có độ mặn từ 0-30%o, dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn có sẵn, nguồn giống có tại địa phương…

Mô hình nuôi luân canh cá kèo-muối từ vài ha ban đầu ở Bạc Liêu, nay phát triển lên gần 5.000 ha có đều khắp các tỉnh ven biển ĐBSCL và hiện nay nuôi cá kèo thật sự lên ngôi từ nuôi quảng canh với năng suất từ 500-700 kg cho thu nhập từ 20-25 triệu đồng/ha, còn nuôi công nghiệp với năng suất đạt từ 4-5 tấn/ha cho thu nhập từ 80-100 triệu đồng/ha.

Tiếp xúc với chúng tôi, anh Hồ Minh Chiến-Chủ nhiệm HTX Hải Đông, xã Long Điền Đông-Đông Hải-Bạc Liêu, người đầu tiên khởi xướng nuôi cá kèo trên ruộng muối cho biết thêm: “Lúc đó (năm 2000) sau khi thu hoạch muối chờ hoài mà chẳng thấy thương lái đến mua, vả lại giá muối rớt thê thảm nhiều năm liền, nên đời sống bà con xã viên gặp rất nhiều khó khăn. Khi đề xuất nuôi cá kèo nhiều xã viên bật cười. Không nản chí, nhà sẵn có sân muối, tôi mạnh dạn đi tìm nguồn giống, chủ yếu là gặp các anh chị cào tép, cá ở ven rừng ngập mặn đặt hàng (trước đây phần này thường bỏ đi, vì cá kèo giống nằm lẫn lộn chung với đất) có bao nhiêu về thả xuống ao nuôi…”.

Vụ đầu tiên, anh Chiến thả được 5 kg cá giống, sau 5 tháng nuôi chăm sóc bảo quản và cho ăn với cám gạo trộn với thức ăn chế của cá tra, anh thu hoạch được 600 kg, bán được gần 14 triệu đồng, lãi trên 10 triệu đồng.

Còn ở xã Thạnh Thới Thuận (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) có hộ anh Nguyễn Văn Sơn (Năm Sơn) lại khá thành công mô hình nuôi cá kèo công nghiệp lấp vụ trong ao tôm sú. Sau vụ nuôi tôm sú 2003 không mấy thành công anh Năm Sơn đi xuống Bạc Liêu tham quan học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi cá kèo trên ruộng muối, anh mạnh dạn đầu tư trên diện tích 2 ha, sau 5 tháng nuôi (có sử dụng thức ăn công nghiệp của tôm sú) thu hoạch được 5 tấn/ha, bán tại ruộng 38.000 đồng/kg, lãi ròng gần 100 triệu đồng/ha.Từ đó đến nay anh tăng dần diện tích luân canh tôm sú-nuôi cá kèo lên 10 ha/năm. 

Điều tâm đắc của anh Sơn: “ Nuôi cá kèo trong ao nuôi tôm sú là chúng ăn toàn bộ thức ăn thừa và phân tôm. Đặc biệt hơn cá kèo cải tạo đất trong ao tôm rất tốt, giữ môi trường đất luôn ổn định và cá kèo thương phẩm luôn bán được giá cao, có thị trường tiêu thụ ổn định”.  

Hiện nay, cá kèo thương phẩm bán tại ruộng với giá khá cao từ 45-50 ngàn đồng/kg, có bao nhiêu thương lái mua hết.Vào những ngày này có dịp đến các tỉnh ven biển ĐBSCL thực sự mới thấy nuôi cá kèo đang lên ngôi.      

Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang đạt năng suất lúa xuân hè cao nhất trong 5 năm qua Tiền Giang đạt năng suất lúa xuân hè cao nhất trong 5 năm qua

Tuy chịu ảnh hưởng của nguồn nước mùa khô khan hiếm, sâu bệnh tấn công nhưng năng suất vụ lúa này ở tỉnh Tiền Giang đạt trên 7 tấn/ha.

03/06/2015
Vì tin đồn, lúa Hồng Ngọc tồn kho Vì tin đồn, lúa Hồng Ngọc tồn kho

Giống lúa Hồng Ngọc được nhiều nông dân đưa vào sản xuất trong mấy năm trở lại đây nhằm thay thế giống chịu mặn, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, trong 2 tháng qua, các HTX của huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sau khi thu hoạch lúa đều không bán được hoặc giá thấp thê thảm do ảnh hưởng của… tin đồn.

03/06/2015
Nhiều diện tích ngô ở Anh Sơn, Nghi Lộc bị chết cháy Nhiều diện tích ngô ở Anh Sơn, Nghi Lộc bị chết cháy

Trong đợt nắng nóng kéo dài hơn 10 ngày qua đã làm cho nhiều diện tích ngô ở xã Tường Sơn (Anh Sơn) và Nghi Văn (Nghi Lộc - Nghệ An) bị chết.

03/06/2015
Khoai lang tím Nhật giá thấp chưa từng có, nông dân méo mặt Khoai lang tím Nhật giá thấp chưa từng có, nông dân méo mặt

Từ đầu vụ thu hoạch rộ (khoảng tháng 3 đến nay) khoai lang liên tục rớt giá. Hiện chỉ ở mức 100.000 - 150.000 đ/tạ (tạ/60kg)- mức giá thấp nhất từ trước đến nay.

03/06/2015
Nuôi kiến vàng để diệt sâu bệnh trên cây điều tại sao không? Nuôi kiến vàng để diệt sâu bệnh trên cây điều tại sao không?

Không phải bây giờ mà từ rất lâu người dân đã biết đến lợi ích của kiến vàng trong tiêu diệt các loại rệp không chỉ trên cây điều mà ở trên các loại cây trồng khác. Sử dụng kiến vàng có thể gián tiếp giúp nông dân loại bỏ nấm bệnh, sâu bệnh, từ đó giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xuống mức thấp nhất, đồng thời tiết kiệm được nhân công, giảm chi phí trong chăm sóc vườn điều. Tuy nhiên, trong thực tế, người nông dân có nghĩ vậy?

03/06/2015