Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Kèo Đang Lên Ngôi

Nuôi Cá Kèo Đang Lên Ngôi
Ngày đăng: 15/05/2012

Không những mang lại hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích cho thu nhập cao cải thiện đời sống của người dân miệt biển, mà còn khai thác tối đa tiềm năng đất đai trong mùa mưa, cải tạo độ phì nhiêu của đất cho vụ nuôi tôm sú, môi trường ổn định và phát triển bền vững của mô hình. Do đặc điểm cá kèo sống thích hợp với mọi nguồn nước có độ mặn từ 0-30%o, dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn có sẵn, nguồn giống có tại địa phương…

Mô hình nuôi luân canh cá kèo-muối từ vài ha ban đầu ở Bạc Liêu, nay phát triển lên gần 5.000 ha có đều khắp các tỉnh ven biển ĐBSCL và hiện nay nuôi cá kèo thật sự lên ngôi từ nuôi quảng canh với năng suất từ 500-700 kg cho thu nhập từ 20-25 triệu đồng/ha, còn nuôi công nghiệp với năng suất đạt từ 4-5 tấn/ha cho thu nhập từ 80-100 triệu đồng/ha.

Tiếp xúc với chúng tôi, anh Hồ Minh Chiến-Chủ nhiệm HTX Hải Đông, xã Long Điền Đông-Đông Hải-Bạc Liêu, người đầu tiên khởi xướng nuôi cá kèo trên ruộng muối cho biết thêm: “Lúc đó (năm 2000) sau khi thu hoạch muối chờ hoài mà chẳng thấy thương lái đến mua, vả lại giá muối rớt thê thảm nhiều năm liền, nên đời sống bà con xã viên gặp rất nhiều khó khăn. Khi đề xuất nuôi cá kèo nhiều xã viên bật cười. Không nản chí, nhà sẵn có sân muối, tôi mạnh dạn đi tìm nguồn giống, chủ yếu là gặp các anh chị cào tép, cá ở ven rừng ngập mặn đặt hàng (trước đây phần này thường bỏ đi, vì cá kèo giống nằm lẫn lộn chung với đất) có bao nhiêu về thả xuống ao nuôi…”.

Vụ đầu tiên, anh Chiến thả được 5 kg cá giống, sau 5 tháng nuôi chăm sóc bảo quản và cho ăn với cám gạo trộn với thức ăn chế của cá tra, anh thu hoạch được 600 kg, bán được gần 14 triệu đồng, lãi trên 10 triệu đồng.

Còn ở xã Thạnh Thới Thuận (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) có hộ anh Nguyễn Văn Sơn (Năm Sơn) lại khá thành công mô hình nuôi cá kèo công nghiệp lấp vụ trong ao tôm sú. Sau vụ nuôi tôm sú 2003 không mấy thành công anh Năm Sơn đi xuống Bạc Liêu tham quan học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi cá kèo trên ruộng muối, anh mạnh dạn đầu tư trên diện tích 2 ha, sau 5 tháng nuôi (có sử dụng thức ăn công nghiệp của tôm sú) thu hoạch được 5 tấn/ha, bán tại ruộng 38.000 đồng/kg, lãi ròng gần 100 triệu đồng/ha.Từ đó đến nay anh tăng dần diện tích luân canh tôm sú-nuôi cá kèo lên 10 ha/năm. 

Điều tâm đắc của anh Sơn: “ Nuôi cá kèo trong ao nuôi tôm sú là chúng ăn toàn bộ thức ăn thừa và phân tôm. Đặc biệt hơn cá kèo cải tạo đất trong ao tôm rất tốt, giữ môi trường đất luôn ổn định và cá kèo thương phẩm luôn bán được giá cao, có thị trường tiêu thụ ổn định”.  

Hiện nay, cá kèo thương phẩm bán tại ruộng với giá khá cao từ 45-50 ngàn đồng/kg, có bao nhiêu thương lái mua hết.Vào những ngày này có dịp đến các tỉnh ven biển ĐBSCL thực sự mới thấy nuôi cá kèo đang lên ngôi.      

Có thể bạn quan tâm

Nông dân U Minh trúng đậm vụ hoa màu Nông dân U Minh trúng đậm vụ hoa màu

Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch hoa màu, tập trung chủ yếu ở các xã Khánh Hòa, Khánh Thuận, Khánh Lâm, Khánh Hội, năng suất ước đạt từ 1,5 – 2 tấn/công, một số loại hoa màu đạt 2,5 tấn/công.

11/10/2015
Ẩn họa giống rau mầm nhập ngoại Ẩn họa giống rau mầm nhập ngoại

Mặc dù Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng nói rằng rau mầm rất tốt cho sức khỏe do có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu sản xuất đại trà thông qua lạm dụng hóa chất kích thích sẽ là ẩn họa khó lường...

11/10/2015
Trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống diện tích trên 10.000 héc-ta Trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống diện tích trên 10.000 héc-ta

Theo Sở Nông nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang: Đến nay, phong trào lai tạo, sản xuất giống lúa phát triển mạnh. Toàn tỉnh có trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống với diện tích trên 10.000 héc-ta, đáp ứng 95% lượng giống các loại.

11/10/2015
Căng thẳng vụ đông xuân Căng thẳng vụ đông xuân

Năm nay ở ĐBSCL lũ không về, ruộng đồng không có phù sa bồi đắp, không có nước làm vệ sinh gốc rạ, cỏ dại để cắt nguồn lây lan dịch bệnh.

11/10/2015
Xây dựng thương hiệu cho lúa chất lượng cao Xây dựng thương hiệu cho lúa chất lượng cao

Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích lúa chất lượng cao của Hà Nội sẽ đạt 40.000ha (chiếm 43% diện tích đất canh tác lúa), tập trung ở 8 huyện ngoại thành là Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín.

11/10/2015