Nuôi Cá Hồi Thiệt Hại Nặng Sau Lũ Quét Bản Khoang

Do suy giảm nguồn cung nên cá hồi tại thị trấn Sa Pa tăng giá khoảng 40-50 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân là do hai cơ sở nuôi và cung ứng cá hồi, cá tầm lớn nhất ở Sa Pa bị thiệt hại nặng trong trận lũ quét vừa qua.
Chị Nguyễn Thị Lan, chủ một nhà hàng lớn ở phố Cầu mây (thị trấn Sa Pa) cho biết, từ sau lũ quét xảy ra tại xã Bản Khoang, giá cá hồi nhập vào tăng từ 170- 180 nghìn đồng/kg tăng lên 210- 220 nghìn/kg, loại cá từ 1,2- 1,5 kg/con.
Không chỉ tăng giá, mà còn không mua được loại cá chất lượng cao của HTX Can Hồ A (xã Bản Khoang- Sa Pa), khan hiếm cá tầm và cá hồi của cơ sở Thịnh Mơ (tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa). Đây là hai trong số những cơ sở nuôi và cung ứng cá hồi, cá tầm chất lượng cao, sản lượng lớn nhất trên địa bàn huyện Sa Pa hiện nay.
Trận lũ quét dữ dội xảy ra đêm 4-9 vừa qua đã “xóa sổ” toàn bộ HTX cá nước lạnh Can Hồ A. Ông Nguyễn Cẩm Lũy, Chủ nhiệm HTX Can Hồ A cho biết: Lũ quét đã phá hủy 12/15 ao ươm giống và nuôi cá hồi thương phẩm, cuốn trôi bảy tấn cá tầm, 17 tấn cá hồi cùng toàn bộ số cám nuôi cá nhập khẩu từ Phần Lan và Pháp, tổng thiệt hại khoảng hơn 20 tỷ đồng.
Cũng tại xã Tả Phìn (Sa Pa), lũ quét đã tràn qua hệ thống ao nuôi cá hồi của cơ sở Thịnh Mơ, cuốn trôi ra suối Ngòi Đum hàng chục tấn cá thương phẩm.
Được biết, tại huyện Sa Pa hiện có trên 30 cơ sở nuôi cá hồi, cá tầm, với tổng sản lượng khoảng 150 tấn cá thương phẩm/năm.
HTX Can Hồ A và cơ sở Thịnh Mơ là hai địa chỉ cung cấp lượng cá hồi, cá tầm lớn của Sa Pa đã bị thiệt hại nặng do lũ quét. Chính vì vậy, nguồn cung ứng cá hồi và cá tầm cho các nhà hàng, khách sạn tại thị trấn Sa Pa suy giảm, khiến cá tăng giá mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Do nằm ven phá Tam Giang, nên 70ha ruộng lúa vùng Thất Tộc của xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất ở xã Quảng Thái (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) thường xuyên bị ngập úng nặng.

Xã Vũ Trung (Kiến Xương - Thái Bình) được nhiều người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh biết đến bởi đây là một trong những nơi chuyên cung cấp con giống gia cầm lớn. Mỗi năm các trang trại chăn nuôi trong xã cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng triệu con giống gia cầm chất lượng cao.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Không biết từ khi nào, rau sắng đã trở thành món ăn nổi tiếng của núi rừng Hương Sơn, là món quà không thể thiếu của du khách thập phương mỗi khi hành hương về miền đất này.

Cù lao Tân Qui (xã An Phú Tân - huyện Cầu Kè, Trà Vinh) được mệnh danh là cù lao triệu phú. Bởi đây là “vương quốc” cây ăn trái của tỉnh Trà Vinh.