Nuôi Cá Heo Nước Ngọt Ở An Giang

Nước lũ đang rút, anh Bùi Chí Linh ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông (An Phú, An Giang) lại mua giống cá “heo” nước ngọt. Gọi là cá “heo” vì khi bắt lên, cá kêu “éc éc” như tiếng heo (lợn) kêu.
Anh chọn chủ yếu cá cái để nuôi vì có mỡ ngon. Cá giống cỡ 220- 250 con/kg, giá 65.000 đồng/kg. Mua về, mất vài tuần dưỡng trong vèo rồi mới thả bè ngoài sông, nuôi chục tháng khi đạt 30 con/kg là bán được. Giá cá thịt trung bình 300.000 đồng/kg, có lúc gần 450.000 đồng/kg.
Cá có màu sắc đẹp, mình xanh bóng, đuôi và vây đỏ cam; thịt thơm ngon, béo ngậy. Chế biến món ăn đang thịnh hành là nướng muối ớt hay kho tiêu, ăn với cơm cháy thì rất hấp dẫn. Trước đây, cá “heo” cũng như cá linh, cá chốt là sản vật bình thường, gần đây trở thành đặc sản có tiếng của ĐBSCL do nuôi được nhiều, bán khắp nơi đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao. Vì cá có màu sắc đẹp, nhiều người còn nuôi làm cảnh.
Anh Linh là một trong những người nuôi cá “heo” nước ngọt đầu tiên ở An Giang, từ năm 2010, thành công với tiền lãi một năm trên dưới một tỷ đồng. Anh nói, nuôi không khó nhưng phải hiểu biết đặc tính con cá, nhất là cần nơi nước sông trong lành chảy mạnh.
Mới đây, TS Dương Nhật Long cùng các đồng nghiệp ở Trường ĐH Cần Thơ đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá “heo” nước ngọt.
Nguồn bài viết: http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/nuoi-ca-heo-nuoc-ngot-o-an-giang-783590.tpo
Có thể bạn quan tâm

Với nhận thức ngày càng cao cùng với yêu cầu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng rau VietGAP.

Năm 2013, Đơn Dương - một huyện vùng ven xứ hoa Đà Lạt đặt chỉ tiêu diện tích trồng rau, hoa ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao là 5.445ha; trong thực tế, tính đến cuối tháng 12.2013, diện tích này là 5.987ha (chỉ đứng sau Đà Lạt).

Ngày 17.12, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT Hòa Bình tổ chức diễn đàn khuyến nông @ Nông nghiệp “Giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng trên cây có múi”.

Ngày 16.12, tại UBND huyện Đông Anh, Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp Trung tâm khuyến nông tổ chức Hội thảo “Nhịp cầu nhà nông” 2013.

Dọc trên tuyến lộ liên ấp từ ấp Giồng Chi (ấp 5) về trung tâm xã An Hiệp, nhiều ao tôm biển được đầu tư theo dạng nuôi công nghiệp nằm xen trong vườn dừa, ruộng lúa. Mấy chiếc quạt nước được thu gom về một chỗ, chứng tỏ vụ thu hoạch tôm biển vừa xong.