Nuôi Cá Ghép Trong Ao, Đạt Trên 110 Triệu Đồng/ha

Đó là kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế sau khi tổng kết mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ trong ao thực hiện tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát do Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai triển khai.
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ khuyến ngư Trung ương, năm 2013, mô hình được triển khai 1 ha, với 10 hộ nông dân ở 3 thôn: Tân Tiến, Tân Thành, Tân Quang (xã Trịnh Tường).
Sau khi chọn điểm, chọn hộ, tập huấn kỹ thuật, cung ứng thức ăn, con giống sạch bệnh… nông dân tham gia mô hình đã thả cá đúng thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật.
Mô hình được đánh giá thành công bởi phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường và trình độ kỹ thuật, kinh tế của người dân tại địa phương. Sau thời gian nuôi, tỷ lệ sống đạt cao, cỡ cá đạt bình quân 612 gam/con, lợi nhuận thu đạt 112 triệu đồng/ha.
Đây là mô hình trình diễn tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng đến tham quan học tập, để địa phương nhân rộng trong những năm tiếp theo. Thông qua đó, giúp nông dân khai thác lợi thế tiềm năng mặt nước, làm giàu từ nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Cá đang nuôi trong lồng bè bỗng dưng nổ mắt, phơi bụng chết trắng hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Lá to như một chiếc ô dù che mưa, ngọn non có thể xào ăn được, đặc biệt, trọng lượng quả nặng đến 1 tấn rưỡi,... Gần đây, người dân đang rộ lên phong trào trồng bí ngô khổng lồ để vừa làm cảnh, vừa lấy thực phẩm ăn.

Trao đổi với Dân Việt, TS Nguyễn Ngọc Sơn – Trưởng Bộ môn động vật quý hiếm và đa dạng sinh học (Viện Chăn nuôi quốc gia) cho rằng, về lâu dài để phát triển bền vững con đặc sản, chúng ta cần xây dựng được thương hiệu cho những loài này.

Trên thế giới, có những giống dưa chuột kỳ lạ mà chắc chắn bạn chỉ mới được xem hình chứ chưa từng được thấy và nếm thử bao giờ.

Vì thiếu nước sản xuất, suốt 2 năm qua, nông dân 2 xã Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) - vùng khô hạn nhất Bình Thuận phải bỏ hoang ruộng đất.