Nuôi Cá Dầm Xanh Ở Trung Hà (Tuyên Quang)

Nhằm khai thác tối đa nguồn lợi thủy sản, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều dự án chăn nuôi thủy sản trên địa bàn, trong đó, việc triển khai nuôi thí điểm loài cá đặc sản dầm xanh tại ao nuôi của một số hộ gia đình ở xã Trung Hà.
Ông Bàn Văn Hùng, thôn Nà Dầu là hộ tiên phong tham gia. Ông Hùng cho biết: Loài cá này trước đây sống ngoài tự nhiên rất nhiều. Hồi đó, cá này chỉ nuôi để làm cảnh, bởi giống cá này ăn ít và phải mất 2 đến 3 năm cá mới lớn bằng cá trắm cỏ nuôi 1 năm, tuy dễ nuôi nhưng nhất thiết phải cần nguồn nước sạch và có nước chảy ra vào hàng ngày. Khi huyện có chủ trương nuôi thí điểm loài cá này ông đã mạnh dạn đăng ký tham gia thực hiện dự án.
Với lợi thế có sẵn ao nuôi rộng trên 1.000 m2, lại có nguồn nước ra vào ao thường xuyên, tháng 8 - 2013, gia đình ông được Phòng Nông nghiệp & PTNT Chiêm Hóa cung cấp trên 1.200 con cá giống để nuôi. Đến nay, sau gần 1 năm, những con cá dầm xanh giống ngày nào chỉ nhỉnh hơn que tăm, nay đã có trọng lượng 0,6 kg đến 0,7 kg.
Ông Hùng cho biết thêm, loài cá này ăn tạp từ các loại rau, cỏ, rong rêu ngoài tự nhiên. Để cá tăng trưởng nhanh thì có thể cho cá thêm các loại thức ăn có chứa tinh bột như ngô, sắn, cám gạo…
So với những loài cá khác, cá dầm xanh có khả năng kháng bệnh tốt, không bị chết do thời tiết rét. Tham gia nuôi thí điểm cá dầm xanh ở Trung Hà còn có nhiều hộ gia đình khác như: Bàn Văn Vinh, Nông Văn Gia… đều cho kết quả tốt, tỉ lệ sống đạt trên 95%.
Việc nuôi thành công cá dầm xanh sẽ tạo ra cho Trung Hà một đặc sản mới, góp phần thu hút khách du lịch đến với thác Bản Ba.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, trong kênh phân phối hiện đại, hàng ngoại thường chiếm ưu thế. Hiện nay, hàng Việt đã chứng tỏ được vị thế với vùng “phủ sóng” ngày càng rộng tại nhiều hệ thống phân phối hiện đại của DN trong và ngoài nước.

Từ đầu năm đến nay, giá tôm luôn ở mức thấp, người nuôi lãi rất ít, đồng thời tình hình dịch bệnh vẫn còn xảy ra. Người nuôi tôm đang kỳ vọng vào vụ cuối năm, tăng diện tích cũng như sản lượng để bù lại.

Muốn các hiệp định FTA trở nên có hiệu quả thì doanh nghiệp phải nắm vững về quy định hàm lượng xuất nội khối thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O).

Bloomberg nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh bất chấp quá trình hoàn thành tái cơ cấu còn chậm.

Xác định nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, vì vậy, huyện Vị Thủy đã không ngừng đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu của thị trường; nhân rộng những mô hình mang lại kinh tế cao.