Nuôi Cá Dầm Xanh Ở Trung Hà (Tuyên Quang)

Nhằm khai thác tối đa nguồn lợi thủy sản, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều dự án chăn nuôi thủy sản trên địa bàn, trong đó, việc triển khai nuôi thí điểm loài cá đặc sản dầm xanh tại ao nuôi của một số hộ gia đình ở xã Trung Hà.
Ông Bàn Văn Hùng, thôn Nà Dầu là hộ tiên phong tham gia. Ông Hùng cho biết: Loài cá này trước đây sống ngoài tự nhiên rất nhiều. Hồi đó, cá này chỉ nuôi để làm cảnh, bởi giống cá này ăn ít và phải mất 2 đến 3 năm cá mới lớn bằng cá trắm cỏ nuôi 1 năm, tuy dễ nuôi nhưng nhất thiết phải cần nguồn nước sạch và có nước chảy ra vào hàng ngày. Khi huyện có chủ trương nuôi thí điểm loài cá này ông đã mạnh dạn đăng ký tham gia thực hiện dự án.
Với lợi thế có sẵn ao nuôi rộng trên 1.000 m2, lại có nguồn nước ra vào ao thường xuyên, tháng 8 - 2013, gia đình ông được Phòng Nông nghiệp & PTNT Chiêm Hóa cung cấp trên 1.200 con cá giống để nuôi. Đến nay, sau gần 1 năm, những con cá dầm xanh giống ngày nào chỉ nhỉnh hơn que tăm, nay đã có trọng lượng 0,6 kg đến 0,7 kg.
Ông Hùng cho biết thêm, loài cá này ăn tạp từ các loại rau, cỏ, rong rêu ngoài tự nhiên. Để cá tăng trưởng nhanh thì có thể cho cá thêm các loại thức ăn có chứa tinh bột như ngô, sắn, cám gạo…
So với những loài cá khác, cá dầm xanh có khả năng kháng bệnh tốt, không bị chết do thời tiết rét. Tham gia nuôi thí điểm cá dầm xanh ở Trung Hà còn có nhiều hộ gia đình khác như: Bàn Văn Vinh, Nông Văn Gia… đều cho kết quả tốt, tỉ lệ sống đạt trên 95%.
Việc nuôi thành công cá dầm xanh sẽ tạo ra cho Trung Hà một đặc sản mới, góp phần thu hút khách du lịch đến với thác Bản Ba.
Có thể bạn quan tâm

Dự báo đến năm 2015, Đà Lạt phải phát triển khoảng 2.500ha diện tích khoai tây (năng suất trung bình trên dưới 25 tấn/ha) mới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài địa phương.

Hơn nửa tháng qua, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng trở lại dù chưa ổn định, tình hình tiêu thụ cũng thuận lợi hơn nên người nuôi cá điêu hồng lồng bè cơ bản đã vượt qua được thời điểm khó khăn. Sự khởi sắc của làng bè nuôi cá điêu hồng đã kéo giá cá điêu hồng giống tăng lên sau thời gian dài “rớt đáy” cùng cá điêu hồng thương phẩm.

Thời gian qua, do hạn hán kéo dài, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt và sản xuất hè thu tại một số địa phương ở Bình Thuận. Đây cũng chính là nguyên do dẫn đến việc trễ thời vụ xuống giống, gây áp lực về tình hình sâu bệnh trên cây trồng gia tăng.

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả Nam bộ đến năm 2020. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó có 5 loại cây được trồng rải vụ. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000ha, bao gồm 12 loại cây ăn quả chủ lực như: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, thơm, cam, mãng cầu và quýt.

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại “sản xuất, chăn nuôi tổng hợp” của kỹ sư ngành công nghệ thông tin Nguyễn Thanh Tuấn ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.