Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Chình Trên Sông Son

Nuôi Cá Chình Trên Sông Son
Ngày đăng: 07/03/2012

Hiện tại, cả xã có 313 hộ nuôi với gần 400 lồng, chủ yếu là các loại cá trắm cỏ, rô phi, cá trôi... với sản lượng thu hoạch gần 230 tấn/năm. Để đa dạng hóa đối tượng nuôi, một số hộ dân ở các thôn Xuân Tiến, Gia Tịnh đã đưa vào nuôi thử nghiệm cá chình lồng, bước đầu có triển vọng, phục vụ nhu cầu du lịch VQG Phong Nha- Kẻ Bàng .

Vào tháng 8/2011, UBND xã Sơn Trạch tổ chức đoàn tham quan tại Hải Lăng (Quảng Trị) và TP Huế (TT- Huế) để học tập kinh nghiệm nuôi cá chình lồng; đồng thời hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ cho hộ ông Hoàng Văn Thái (thôn Xuân Tiến) và ông Nguyễn Văn Đệ (thôn Gia Tịnh) để thực hiện mô hình nuôi cá chình lồng.

Ông Hoàng Văn Thái cho biết: “Khó khăn lớn nhất khi thực hiện mô hình là phải mua cá giống từ việc khai thác trong tự nhiên (do không có nguồn cung cấp cá chình giống đẻ nhân tạo) nên kích cỡ cá thường không đồng đều dẫn đến cá lớn cắn cá bé khi nuôi; hoặc cá giống khai thác theo kiểu thả câu nên độ rủi ro rất cao’”.

Sau khi tham quan, tập huấn kỹ thuật, từ tháng 9 đến tháng 10/2011, gia đình ông Thái thả nuôi 150 con cá chình giống, trọng lượng khi thả khoảng 330 gram/con, giá con giống 150.000 đồng/kg. Sau hơn 5 tháng nuôi, cá đã đạt trọng lượng 1- 1,1 kg/con. Theo đánh giá, quá trình nuôi cho thấy cá chình thích ứng với điều kiện lồng nuôi, sinh trưởng, phát triển tốt, bình quân tăng được 120 gram/tháng.

Ông Thái cho biết thêm, nuôi cá chình chỉ khó ở khâu chuẩn bị thức ăn, do cá  chỉ ăn các loại thức ăn tươi như giun đất, cá bống đen... Ngoài ra, cá chình chỉ sống ở nước sâu, nhạy cảm với tiếng động nên tuyệt đối tránh làm động lồng cá khiến cá bỏ ăn dài ngày. Hiện tại, ở xã Sơn Trạch đã có 5 lồng cá chình do 5 hộ dân ở các thôn Xuân Tiến, Gia Tịnh đầu tư nuôi với số lượng từ 100- 150 con/lồng. Đây sẽ là hướng đi mới trong phát triển nghề nuôi cá chình lồng ở Sơn Trạch.


Có thể bạn quan tâm

Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

04/03/2014
Ngư Dân Quảng Ngãi Tiếp Tục Trúng Đậm Cá Ngừ, Ruốc Và Cá Cơm Ngư Dân Quảng Ngãi Tiếp Tục Trúng Đậm Cá Ngừ, Ruốc Và Cá Cơm

Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.

04/03/2014
Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Tôm Hùm Nhí Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Tôm Hùm Nhí

Ngày 2.3, Phòng NNPTNT huyện Tuy An cho biết, từ nửa tháng qua, ngư dân ven biển của huyện có thu nhập khá cao từ nghề mành tôm hùm con (to bằng đầu đũa) để cung cấp giống cho các vùng nuôi tôm hùm thương phẩm.

04/03/2014
Bệnh Trắng Lá Mía Và Biện Pháp Quản Lý Bệnh Trắng Lá Mía Và Biện Pháp Quản Lý

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đài Loan năm 1958, ở Ấn Độ và Thái Lan năm 1964. Hiện bệnh này chủ yếu thấy xuất hiện ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nặng cho SX mía nguyên liệu.

04/03/2014
Kỹ Thuật Vệ Sinh, Sát Trùng Chuồng Trại Kỹ Thuật Vệ Sinh, Sát Trùng Chuồng Trại

Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm gần đây cũng như hiện tại, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm H5N1, H7N9…

04/03/2014