Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Chình Trên Biển Ở Bình Thuận

Nuôi Cá Chình Trên Biển Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 19/05/2012

Ở Phú Quý (Bình Thuận), trước đây cá chình chẳng có giá trị nhiều về mặt kinh tế. Thỉnh thoảng ngư dân bắt làm mồi lai rai. Gần đây, cá trở nên có giá nhờ vào xuất khẩu. Một số hộ dân đã “phất” lên nhờ nuôi chình.

Để đến được khu Lạch Dù thuộc thôn Triều Dương, xã Tam Thanh, nơi nuôi cá chình, chúng tôi phải đi bằng ca nô mất chừng 20 phút. Chúng tôi thăm anh Võ Văn Thạch, một trong những hộ nuôi cá chình ở đây có 300 m2 diện tích lồng nuôi. Anh Thạch ở thôn Đông Hải, xã Long Hải, nhưng sang Lạch Dù nuôi cá chình là vì khoản lợi nhuận do con cá mang lại. Từ năm 2009 đến nay, anh nuôi chình và đã bán đi nhiều nơi, có khi sang tận Trung Quốc.

Các loại chình

Cá chình có nhiều loại: chình bông, chình mun… đặc biệt, chình xanh rất thơm thịt. Loài cá này có nhiều ở vùng biển Phú Quý. Con lớn nhất dài khoảng 1,5 m nặng đến cả 10 kg, sống dưới tần nước đáy. Hang đá san hô là nơi ưa thích cho loài chình. Người nuôi chình xuất khẩu ở Phú Quý thu mua cá giống từ những ngư dân đánh bắt ngoài biển tự nhiên đưa về với điều kiện cá không bị trầy xướt, với giá từ 50.000 – 60.000 đồng/kg. Họ tận dụng lồng bè nuôi cá mú thả cá chình vào nuôi chung… chờ có đơn hàng thì xuất cá. Một chuyến xuất hàng ít nhất là 1 tấn. Cứ 1 kg cá chình xuất đi, người nuôi lời từ 20.000 – 30.000 đồng.

Chình và mú

Cá chình ăn tạp. Nguồn thức ăn tự nhiên của cá chình là tôm, cá con, động vật đáy và các sinh vật thủy sinh. Để tiện lợi, người nuôi cho cá chình ăn chung với thức ăn của cá mú là cá tạp xắt nhỏ…

Từ khi Phú Quý có mô hình nuôi cá mú với cá chình xuất khẩu trong lồng bè, nhiều ngư dân chuyển từ khai thác sang nuôi chình, nhờ vậy mà thu nhập ổn định.

Anh Phạm Quang Phong tại thôn Triều Dương, xã Tam Thanh là người nuôi cá chình có kinh nghiệm ở Phú Quý cho biết: “Cá chình Phú Quý không chỉ dành cho xuất khẩu mà còn là món đãi khách từ đất liền ra”.

Có thể bạn quan tâm

Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dê Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dê

Với quyết tâm làm giàu cùng với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, bác Vũ Văn Sai thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã xây dựng.

18/09/2023
Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình ‘con tôm ôm sò huyết’ Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình ‘con tôm ôm sò huyết’

Với những lợi thế chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, qua hơn 10 năm áp dụng, mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm.

07/10/2023
Hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao Hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Với hơn 400ha diện tích ven sông Cửa Lấp, những năm gần đây, huyện Long Điền đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

09/10/2023
Ông Ba Sấm nuôi tôm công nghệ cao, thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm Ông Ba Sấm nuôi tôm công nghệ cao, thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm

Ông Lê Văn Sấm (Ba Sấm) sinh năm 1958, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) từng thất bại với nghề nuôi tôm, thua lỗ có lúc phải bán đất để trả nợ.

17/10/2023
Làm giàu từ nuôi loài cá toàn thân màu hồng Làm giàu từ nuôi loài cá toàn thân màu hồng

Tận dụng diện tích mặt nước rộng của đập Dâng, sông Trí, anh Phạm Khánh Tuấn ở xã Kỳ Hoa, Thị xã Kỳ Anh đã mạnh dạn đầu tư lồng bè.

18/10/2023