Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Chình Trên Biển Ở Bình Thuận

Nuôi Cá Chình Trên Biển Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 19/05/2012

Ở Phú Quý (Bình Thuận), trước đây cá chình chẳng có giá trị nhiều về mặt kinh tế. Thỉnh thoảng ngư dân bắt làm mồi lai rai. Gần đây, cá trở nên có giá nhờ vào xuất khẩu. Một số hộ dân đã “phất” lên nhờ nuôi chình.

Để đến được khu Lạch Dù thuộc thôn Triều Dương, xã Tam Thanh, nơi nuôi cá chình, chúng tôi phải đi bằng ca nô mất chừng 20 phút. Chúng tôi thăm anh Võ Văn Thạch, một trong những hộ nuôi cá chình ở đây có 300 m2 diện tích lồng nuôi. Anh Thạch ở thôn Đông Hải, xã Long Hải, nhưng sang Lạch Dù nuôi cá chình là vì khoản lợi nhuận do con cá mang lại. Từ năm 2009 đến nay, anh nuôi chình và đã bán đi nhiều nơi, có khi sang tận Trung Quốc.

Các loại chình

Cá chình có nhiều loại: chình bông, chình mun… đặc biệt, chình xanh rất thơm thịt. Loài cá này có nhiều ở vùng biển Phú Quý. Con lớn nhất dài khoảng 1,5 m nặng đến cả 10 kg, sống dưới tần nước đáy. Hang đá san hô là nơi ưa thích cho loài chình. Người nuôi chình xuất khẩu ở Phú Quý thu mua cá giống từ những ngư dân đánh bắt ngoài biển tự nhiên đưa về với điều kiện cá không bị trầy xướt, với giá từ 50.000 – 60.000 đồng/kg. Họ tận dụng lồng bè nuôi cá mú thả cá chình vào nuôi chung… chờ có đơn hàng thì xuất cá. Một chuyến xuất hàng ít nhất là 1 tấn. Cứ 1 kg cá chình xuất đi, người nuôi lời từ 20.000 – 30.000 đồng.

Chình và mú

Cá chình ăn tạp. Nguồn thức ăn tự nhiên của cá chình là tôm, cá con, động vật đáy và các sinh vật thủy sinh. Để tiện lợi, người nuôi cho cá chình ăn chung với thức ăn của cá mú là cá tạp xắt nhỏ…

Từ khi Phú Quý có mô hình nuôi cá mú với cá chình xuất khẩu trong lồng bè, nhiều ngư dân chuyển từ khai thác sang nuôi chình, nhờ vậy mà thu nhập ổn định.

Anh Phạm Quang Phong tại thôn Triều Dương, xã Tam Thanh là người nuôi cá chình có kinh nghiệm ở Phú Quý cho biết: “Cá chình Phú Quý không chỉ dành cho xuất khẩu mà còn là món đãi khách từ đất liền ra”.

Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Cây Mắc Ca Sẽ Tăng Mạnh Diện Tích Cây Mắc Ca Sẽ Tăng Mạnh

Diện tích cây mắc ca trồng mới từ đầu năm 2014 đến nay chỉ là một con số quá khiêm tốn trong tổng diện tích cây lâu năm trồng mới của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh, trong thời gian tới, diện tích mắc ca của Lâm Đồng có khả năng tăng mạnh.

06/08/2014
Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Xuất Khẩu Lớn Nhất Miền Trung Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Xuất Khẩu Lớn Nhất Miền Trung

Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.

28/07/2014
Để Thủy Sản Thành Chương Trình Kinh Tế Nông Nghiệp Trọng Điểm Để Thủy Sản Thành Chương Trình Kinh Tế Nông Nghiệp Trọng Điểm

Khi đánh giá về kết quả phát triển thủy sản tại địa phương, đồng chí Chủ tịch UBND xã Điêu Lương (huyện Cẩm Khê) - nơi có trên 100 ha nuôi thủy sản cho biết: Mặc dù xã làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nhưng do ruộng đất ít nên quy mô chăn nuôi thủy sản vẫn nhỏ.

06/08/2014
Nuôi Bò Tơ Có Giá Nuôi Bò Tơ Có Giá

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.

28/07/2014
Hà Nội Từ “Khu Lò Gạch” Đến “Trang Trại Bò” Hà Nội Từ “Khu Lò Gạch” Đến “Trang Trại Bò”

Đến xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội) qua khu Bãi Tạ (thôn Sảo Hạ) nếu như trước năm 2010 nơi đây là khu lò gạch, ngổn ngang những gò đất, hố sâu do lấy đất và những ống khói cao ngất hàng ngày xả khói ra môi trường, giờ đây khi thành phố có chủ trương cấm đốt, sản xuất gạch tại các khu vực này thì thay vào đó là các trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt đang đi vào hoạt động có hiệu quả.

28/07/2014