Nuôi Cá Chim Trắng Đạt Năng Suất 8,2/Tấn

Cá chim trắng lần đầu tiên được đưa về nuôi tại tỉnh Bình Định năm 2003, do Trung tâm Khuyến ngư tỉnh triển khai tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Kết quả năng suất nuôi đạt 8,2 tấn/ha, hiệu quả kinh tế của giống cá mới này đã khẳng định những triển vọng của nghề nuôi cá ở Bình Định.
Mô hình được nuôi tại 2 ao có các điều kiện khác nhau để đối chứng, trên diện tích 1.500m2, trước khi thả giống bà con đã phơi nắng đáy ao 5 ngày, bón vôi cải tạo đáy và dùng phân chuồng 15kg/100m2 để bón lót, sau đó thả cá cỡ lồng 8 với mật độ 4 con/m2. Để gây màu nước cho ao chủ mô hình đã dùng lá giầm và phân chuồng hoai mục, giữ ao ở độ sâu luôn hơn 1m và đảm bảo độ trong suốt từ 40-50cm, cân đối bón vôi đảm bảo độ pH từ 7 – 7,5. Về thức ăn, bà con nuôi chủ yếu bằng hỗn hợp các loại: Ngô, mỳ, khô dầu, cám gạo… riêng giai đoạn đầu có bổ sung thêm một ít đạm động vật. Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần, sáng và chiều. Ngoài ra còn bổ sung thêm một ít rau muống, rau lang, băm nhỏ rải đều trên mặt nước. Bà con cho ăn mỗi ngày một lượng thức ăn bằng từ 8 – 10% trọng lượng cơ thể cá (dựa vào kết quả kiểm tra định kỳ hằng tuần).
Kết quả sau 8 tháng nuôi, đánh bắt hoàn toàn năng suất đạt 8,2 tấn/ha, trọng lượng cá đạt ở mức từ 0,7-0,9kg/con, so với các giống khác thì cá chim trắng có độ đồng đều cao. Tại hội thảo đầu bờ tổ chức vào cuối kỳ bà con thống nhất đánh giá mức lãi từ nuôi cá chim trắng đạt 25 triệu/ha, đây là giống cá mặc dù có tầm vóc tối đa không bằng các giống cá: Chép, trôi, mè, trắm cỏ… nhưng nuôi chóng lớn và nhờ chất lượng thịt thơm ngon nên hiệu quả nuôi khá cao, có lúc giá cá chim trắng đạt 18.000đ/kg tại Bình Định, trong khi các giống cá nước ngọt ở cùng thời điểm chỉ đạt bình quân 10.000đ/kg.
Qua thực tế nuôi cho thấy, giống cá này có nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là khả năng ăn tạp, từ các loài động vật phù du như tép, giun… đến các loài rau, bèo, tảo… cả các loài động – thực vật nguyên sinh có sẵn trong môi trường ao nuôi. Cá rất nhanh lớn, nhất là giai đoạn đầu, nếu ao nuôi gắn liền với nguồn nước chủ động thì cá phát triển rất nhanh, đáy ao dù là đất thịt hay cát pha thịt đều có thể nuôi được giống cá này. Với ngưỡng nhiệt độ từ 24 – 320C là lý tưởng nhất để cá chim trắng phát triển. Song do khả năng chịu rét kém nên thời gian thả giống hợp lý nhất là vào thời điểm sau Tết âm lịch và thu hoạch vào khoảng tháng 10, 11 hằng năm. Trong quá trình nuôi bà con có thể tiến hành bắt tỉa để đảm bảo độ đồng đều cho số cá còn lại trong ao, cỡ cá bắt tỉa hợp lý nhất là những con nặng hơn 0,7kg.
Có thể bạn quan tâm

Trong số 7 DN tham gia hội chợ tại VN lần này, ngoài một số Cty như Kubota, Maruyama… đã có sản phẩm phân phối tại VN, đa số những DN mới chỉ lần đầu tiên sang VN nên mục tiêu trước mắt sẽ tập trung thăm dò thị trường. Bước đầu, các DN Nhật sẽ chú trọng vào các loại máy canh tác lúa, rau màu và cây ăn quả…

Các hộ gia đình, các công ty TNHH thu mua sẽ được đảm bảo tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (nếu có) một cách thuận tiện và an toàn nhất. Song song đó, giá thành của hạt gạo xuất khẩu sẽ được giảm do tiết kiệm được các chi phí trung gian, góp phần điều tiết giá thị trường lúa gạo theo chủ trương của Chính phủ.

Nguyên nhân chính là gạo Việt Nam không có thương hiệu mà chất lượng lại thấp. Mặc khác, các DN kinh doanh XK gạo của Vinafood 2 chưa chủ động được chân hàng, nguồn hàng, nên luôn ở thế bị động, gặp khó khăn khi thực hiện hợp đồng XK. Từ đó, dẫn đến việc cả DN và nông dân chịu nhiều rủi ro vì sự biến động của thị trường thế giới.

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức công bố các phán quyết cuối cùng của Ban hội thẩm (Panel) đối với các khiếu kiện của Việt Nam liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam (vụ kiện tôm DS/429).