Nuôi Cá Chiên Lồng Bè Trên Hồ Chứa

Cá chiên thích nghi rất tốt trong điều kiện nuôi trong lồng bè trên các hồ nước ngọt, do đó có thể nhân mô hình ra trên diện rộng.
Trong 2 năm 2013-2014, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn” cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng mới cho việc bảo tồn, phát triển các loài thủy sản bản địa có giá trị, đồng thời khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước của các hồ chứa.
Dự án triển khai tại hồ Khe Đá ở xóm Đức Quang, xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn với quy mô 10 lồng nuôi, tương đương 100 m3. Sau 20 tháng nuôi đã thu được 2.562 kg cá chiên thương phẩm; trung bình đạt 1.220 g/con; tỷ lệ sống khá cao (64%); năng suất đạt 25,6 kg/m2. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cho cá chiên nuôi trong lồng là 6,7, thấp hơn so với một số mô hình nuôi cá nước ngọt ở các địa phương khác.
Dự án đã thu lợi nhuận ròng 96,71 triệu đồng, bình quân thu lợi trên 4,8 triệu đồng/tháng, tạo công ăn việc làm cho 2 lao động với mức thu nhập trung bình 3,6 triệu đồng/người/tháng.
Kết quả trên cho thấy, cá chiên thích nghi tốt trong điều kiện nuôi trong lồng bè trên các hồ nước ngọt, có thể nhân ra trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Những ruộng lạc đã đến kỳ thu hoạch ở xã Diễn Thịnh - vùng trồng lạc tập trung của huyện Diễn Châu (Nghệ An) phủ một màu đen héo úa. Vào vụ thu hoạch, nhưng nông dân không phấn khởi vì lạc bị giảm năng suất so với mọi năm...

Không như mọi ngày, sáng nay anh Lập dậy hơi muộn. Dư vị của trận nhậu tưng bừng tối hôm qua vẫn còn làm anh uể oải. Bữa tiệc do một khách hàng khao mừng việc con heo nái của mình đã hạ sinh được 14 con mà vẫn “mẹ tròn con vuông”. Đó là “thành quả” do có “tay nghề” của con heo nọc giống mà anh Lập đã nuôi dưỡng hơn hai năm nay.

Quy trình đã triển khai hiệu quả tại 2 huyện trồng ca cao trọng điểm của Lâm Đồng là huyện Đạ Huoai và huyện Đạ Tẻh.

Mô hình trồng bắp tràng (bắp thu trái non) do Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) phối hợp với Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) triển khai thực hiện trên diện tích 504,5ha tại 2 xã Hội An Đông và Mỹ An Hưng A được đánh giá là cho hiệu quả rất cao so với trồng lúa.

Chúng tôi về ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh (Châu Thành - An Giang), nơi hình thành nhiều tổ sản xuất đạt giá trị kinh tế trung bình trên 50 triệu đồng/ha nhờ nuôi lươn, giúp nhiều hộ dân giàu lên. Ông Nguyễn Văn So, tổ 9, ấp Vĩnh Thuận cho biết: Nuôi lươn đạt giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. Trước đây, với diện tích lúa, mỗi năm tôi chỉ canh tác được một mùa, mùa nước nổi ngồi nhìn nước ngập trắng đồng. Hoàn cảnh gia đình luôn túng quẫn, khó khăn.