Nuôi Cá Chiên Lồng Bè Trên Hồ Chứa

Cá chiên thích nghi rất tốt trong điều kiện nuôi trong lồng bè trên các hồ nước ngọt, do đó có thể nhân mô hình ra trên diện rộng.
Trong 2 năm 2013-2014, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn” cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng mới cho việc bảo tồn, phát triển các loài thủy sản bản địa có giá trị, đồng thời khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước của các hồ chứa.
Dự án triển khai tại hồ Khe Đá ở xóm Đức Quang, xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn với quy mô 10 lồng nuôi, tương đương 100 m3. Sau 20 tháng nuôi đã thu được 2.562 kg cá chiên thương phẩm; trung bình đạt 1.220 g/con; tỷ lệ sống khá cao (64%); năng suất đạt 25,6 kg/m2. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cho cá chiên nuôi trong lồng là 6,7, thấp hơn so với một số mô hình nuôi cá nước ngọt ở các địa phương khác.
Dự án đã thu lợi nhuận ròng 96,71 triệu đồng, bình quân thu lợi trên 4,8 triệu đồng/tháng, tạo công ăn việc làm cho 2 lao động với mức thu nhập trung bình 3,6 triệu đồng/người/tháng.
Kết quả trên cho thấy, cá chiên thích nghi tốt trong điều kiện nuôi trong lồng bè trên các hồ nước ngọt, có thể nhân ra trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Để ổn định sản xuất, nhiều công ty mía đường đang nỗ lực tìm con đường riêng để chủ động vùng nguyên liệu. Khi giá mủ cao su xuống thấp, mô hình thí điểm xen canh mía với cao su là một trong những giải pháp được lựa chọn.

Nhằm giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từ nguồn vốn tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Singapore, nguồn vốn 30a và sự đóng góp của một số cá nhân với tổng số tiền 2 tỷ đồng, năm 2014, huyện Mường Ảng (Điện Biên) đã mua 145 con bò sinh sản hỗ trợ cho 145 hộ nghèo của 2 xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa.

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.

Nhiều người gọi hai ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) và Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1956, cùng trú thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là những lão gàn vì đã liều mình “ném” hàng trăm triệu đồng để trồng dừa xiêm lùn da xanh trên vùng cát ven biển...

Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.