Nuôi Cá Chiên Lồng Bè Trên Hồ Chứa

Cá chiên thích nghi rất tốt trong điều kiện nuôi trong lồng bè trên các hồ nước ngọt, do đó có thể nhân mô hình ra trên diện rộng.
Trong 2 năm 2013-2014, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn” cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng mới cho việc bảo tồn, phát triển các loài thủy sản bản địa có giá trị, đồng thời khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước của các hồ chứa.
Dự án triển khai tại hồ Khe Đá ở xóm Đức Quang, xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn với quy mô 10 lồng nuôi, tương đương 100 m3. Sau 20 tháng nuôi đã thu được 2.562 kg cá chiên thương phẩm; trung bình đạt 1.220 g/con; tỷ lệ sống khá cao (64%); năng suất đạt 25,6 kg/m2. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cho cá chiên nuôi trong lồng là 6,7, thấp hơn so với một số mô hình nuôi cá nước ngọt ở các địa phương khác.
Dự án đã thu lợi nhuận ròng 96,71 triệu đồng, bình quân thu lợi trên 4,8 triệu đồng/tháng, tạo công ăn việc làm cho 2 lao động với mức thu nhập trung bình 3,6 triệu đồng/người/tháng.
Kết quả trên cho thấy, cá chiên thích nghi tốt trong điều kiện nuôi trong lồng bè trên các hồ nước ngọt, có thể nhân ra trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Đi dọc triền đê Sông Hồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tôi bị cuốn hút bởi màu xanh của những cánh đồng thanh hao hoa vàng với mùi hăng hắc rất đặc trưng. Năm 2006, cây thanh hao hoa vàng được triển khai trồng ở Yên Lạc đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân, nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì nỗi lo đã đến. Giá thanh hao hoa vàng lên xuống thất thường làm cho người trồng luôn trong trạng thái bất an.

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đã tận dụng nguồn nước sông Bồ để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.

Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.

Ngành tôm không chỉ bị ảnh hưởng bởi EMS mà còn rất nhiều dịch bệnh khác. Tuy nhiên, EMS là hội chứng mới nên đang thu hút quan tâm. Đáng lo ngại là cho tới thời điểm này vẫn chưa tìm ra nguồn gốc cũng như nguyên nhân gây bệnh của EMS và do đó chưa thể có phương pháp điều trị hội chứng này