Nuôi Cá Chẽm Lãi Cao

Tại huyện Duyên Hải (Trà Vinh) từ đầu năm đến nay có gần 200 hộ nuôi cá chẽm, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Thạnh, Long Khánh và Long Vĩnh.
Năm 2012, anh Nguyễn Thanh Xuân ở ấp Chợ, xã Hiệp Thạnh thất bại nuôi tôm sú nên chuyển sang nuôi 2.000 con cá chẽm từ nguồn giống nhân tạo. Sau 7 tháng thả nuôi, bằng hình thức thu tỉa, anh thu được hơn 1 tấn cá thương phẩm, bán với giá 60.000 đ/kg, trừ chi phí lãi trên 20 triệu.
Anh Xuân cho biết, cá chẽm rất dữ, không nên nuôi chung với các loại cá khác. Nuôi cá chẽm ít xảy ra dịch bệnh, thời điểm nuôi thường vào đầu mùa mưa sẽ cho hiệu quả cao. Ao nuôi cá phải có độ sâu khoảng 1,5 m đổ lại và đặc biệt là luôn thay nước; trước khi nuôi cần vệ sinh ao nuôi sạch sẽ và độ pH trong môi trường cá sống từ 7,5 - 8,5.
Còn anh Võ Văn Tình ở ấp Tân Long, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) sau 8 tháng thả nuôi đã thu hoạch gần 1,2 tấn cá thương phẩm. Với giá bán trung bình từ 60.000 - 100.000 đ/kg lãi hơn 30 triệu đồng.
Anh Tình chia sẻ: Thông thường mật độ nuôi từ 4.000 - 5.000 con/ha. 1 tháng đầu sau khi thả giống, là giai đoạn chăm sóc đặc biệt, con giống được vèo trong lưới mùng ở một góc ao. Sau một thời gian thì thả ra ao nuôi.
Nên thả chà trong ao để tạo bóng râm cho cá cư trú. Thức ăn khá đơn giản, là nguồn cá tạp trong vuông tôm, người nuôi chủ yếu “lấy công làm lời”. Muốn thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của cá, cần bổ sung các loại thức ăn như tấm, cám, ốc… nấu thành hỗn hợp cho ăn.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến đầu tháng 11, tiến độ sản xuất vụ đông trên địa bàn huyện Cẩm Khê vẫn được đẩy nhanh tốc độ. Cùng với chăm sóc các loại rau màu đã trồng, tiếp tục mở rộng diện tích rau, đậu, đỗ trong khung lịch cho phép, công tác phòng trừ sâu bệnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi đợt II/2014 được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc.

Theo giới thiệu của lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành, chúng tôi đến thăm, tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của một số cây trồng vụ đông ở xã Thành Hưng. Là xã sản xuất vụ đông khá phát triển của huyện Thạch Thành, với nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, như: cây ngô, dưa chuột xuất khẩu, rau màu các loại...

Thực hiện phương châm “Gắn bảo vệ rừng với trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền để cán bộ và nhân dân nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ và trồng mới rừng.

Thời gian qua, các cấp hội nông dân huyện Hoằng Hóa đã tuyên truyền, vận động, xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tín chấp và ký hợp đồng ủy thác cho nông dân vay vốn sản xuất.

Đáng chú ý, vụ đông năm nay, toàn tỉnh có 1.675 ha rau màu các loại đã được các công ty ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm; trong đó, có 845 ha ớt, 280 ha ngô giống, 250 ha ngô ngọt và gần 300 ha dưa bao tử, dưa chuột. Ngoài những diện tích được bao tiêu sản phẩm, năm nay nhiều loại rau quả có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ lớn được đưa vào sản xuất và mở rộng diện tích, như: bí xanh, cà chua, măng tây...