Nuôi cá chạch lấu

Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.
Nhưng hiện nay, loại cá này đang được nuôi chủ yếu ở ba loại hình:lồng bè, bể, ao đất. Loại cá này đang được thị trường ưa chuộng, nhất là các nhà hàng, quán ăn đặc sản.
Giá bán chạch lấu dao động từ 280 đến 300 nghìn đồng/kg, có thể đem về cho người nuôi nguồn thu nhập ổn định.
Chạch lấu ưa sống tại các khe đá thuộc sông suối, nơi có dòng nước chảy xiết, hàm lượng ô-xy hòa tan cao.
Khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ.
Khi lớn, cá ăn côn trùng trưởng thành, tôm, tép, cá nhỏ và mùn bã hữu cơ.
Hiện quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá chạch lấu đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trường đại học Cần Thơ, Ðại học An Giang nghiên cứu, hoàn thiện và nhân rộng ra các trại giống trên cả nước.
Ðược biết, năm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang đã xây dựng mô hình nuôi chạch lấu thương phẩm trên diện tích 1.400 m2; mật độ thả sáu con/m2; sử dụng cá tạp, cua, ốc, tép làm thức ăn.
Sau 10 tháng, cá phát triển tốt, ít bị bệnh, tỷ lệ sống đạt 80%, trọng lượng đạt 0,3 kg/con; với sản lượng khoảng hai tấn, trừ chi phí (giống, thức ăn, thuê ao) còn lãi hơn 200 triệu đồng.
Ở miền bắc, mô hình nuôi cá chạch lấu phát triển mạnh tại các huyện Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Gia Lộc (Hải Dương).
Nuôi chạch lấu trong ao đất diện tích nhỏ, trong bể là giải pháp phù hợp cho những nơi diện tích đất bị thu hẹp.
Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi, nên mua cá giống có kích cỡ khoảng 5 cm trở lên; không nên thả giống cỡ nhỏ, tỷ lệ nuôi sống sẽ thấp.
Có thể bạn quan tâm

Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt.Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác.

Có lẽ đến nay các loại cá nước ngọt ở ĐBSCL về giá trị kinh tế chưa có loại nào qua mặt nổi cá chình. Hiện nay, 1 kg cá chình trị giá tương đương 3 giạ lúa. Loài cá này đang được xếp vào hàng cá dành cho đại gia. Chính giá trị kinh tế cao của nó nên đã có nông dân mạnh dạn đầu tư nuôi cá chình trong ao.

Hiện nay một số nước trên thế giới có hàng trăm ngàn loại cá chình, tên tiếng Anh của chúng là "eel", còn tên khoa học tùy theo giống và loài.

Phân bố: Đại Tây Dương: bờ biển Đại Tây Dương từ Sandinavia đến Morocco và những dòng sông Miền Bắc Đại Tây Dương, biển Balic và biển Địa Trung Hải. Người ta xuất khẩu loài này sang châu Á

Khi nuôi ao, vị trí tốt nhất là được cung cấp nước liên tục và nơi đó không bị ngập lụt. Nước khoan(giếng) rất phù hợp nuôi để nuôi loài cá này lâu dài, tuy nhiên nước cần phải không chứa mầm bệnh và cặn bã các chất hóa học, nước phải có độ pH từ 7,0-8,0. Không nên sử dụng nước có độ acid cao. Nơi nuôi cá chình hơn nghiêng thì phù hợp để tận dụng sức hút trọng lực trong việc làm đày và can ao.