Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Bóp Lồng Thoát Nghèo Ở Cà Mau

Nuôi Cá Bóp Lồng Thoát Nghèo Ở Cà Mau
Ngày đăng: 19/05/2012

Thử nghiệm nuôi cá bóp lồng bè (còn gọi là cá bớp, bốp) ở Cà Mau bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân trên đảo Hòn Chuối.

Nuôi cá bóp lồng bè đã được triển khai thành công tại một số đảo của tỉnh Kiên Giang. Ở Cà Mau, mô hình này đang được một số hộ dân trên đảo Hòn Chuối nuôi thử nghiệm và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Lê Văn Phương, tổ trưởng tổ nhân dân tự quản đảo Hòn Chuối là một trong những ngư dân đầu tiên trên đảo thử nghiệm mô hình nuôi cá bóp lồng. Sau 5 tháng thả nuôi, bè cá của anh lớn rất nhanh, ít hao hụt, tỷ lệ cá sống đạt trên 98%.

Cá giống được người dân thu gom tại chỗ, chi phí đầu tư cho mỗi bè (có sức chứa khoảng 400 con) khoảng 40 triệu đồng, thức ăn là nguồn cá tạp khá dồi dào. Sau 6 tháng thả nuôi, bình quân mỗi bè cũng thu về từ 150 - 200 triệu đồng, trừ hết chi phí còn lãi trên 100 triệu đồng. Đây được xem là một trong những mô hình hiệu quả nhất nhằm chuyển đổi ngành nghề cho cư dân ven biển và giúp dân thoát nghèo.

Anh Trần Thanh Mỹ - cán bộ thủy sản thị trấn Sông Đốc cho biết: “Cá bóp là loài cá nhanh lớn, khỏe mạnh, ít bị bệnh, kỹ thuật nuôi đơn giản, sau 6 - 7 tháng nuôi thì bắt đầu thu hoạch cá thương phẩm, trọng lượng mỗi con lúc này đạt 5 - 6kg, giá bán từ 95.000- 120.000 đồng/kg. Cà Mau có nhiều đảo nhỏ với nguồn nước trong, thay đổi liên tục như Hòn Khoai, Hòn Chuối… rất phù hợp để nuôi cá bóp lồng”.

Tuy nhiên, để đầu tư lồng bè và cá giống thì cần phải có nguồn vốn lớn từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, đây là trở ngại lớn nhất đối với người nuôi cá.

Ông Nguyễn Hữu Phước, trước đây cũng sống bằng nghề đánh bắt cá, nay chuyển qua nuôi cá lồng bè. Theo ông, một người có sẵn lồng bè, đầu tư con giống khoảng 30 triệu đồng, sau 8 tháng, trừ hết các chi phí còn lời trên 50 triệu đồng. Ông Phước bộc bạch: “Hiện tại, trên đảo có khoảng 30 hộ làm mô hình này với tổng vốn trên 1 tỷ đồng. Tuy nhiên điều chúng tôi băn khoăn nhất là chưa thể thành lập được tổ hợp tác để có thể đoàn kết với nhau trong vấn đề con giống, kỹ thuật cũng như đầu ra cho sản phẩm. Nếu không khi thấy mô hình hay, người dân phát triển ồ ạt, công tác quản lý khó khăn, đời sống người dân nơi đây sẽ không ổn định.”

Làm giàu là một ước mơ không riêng gì cư dân trên đảo Hòn Chuối. Với đặc thù hơn 80% dân sống trên đảo là hộ nghèo, thì ước mơ làm giàu càng cháy bỏng hơn. Vấn đề còn lại lúc này là chính quyền địa phương cần tổ chức, hướng họ đến một mô hình sản xuất bền vững. Một khi cuộc sống của họ được ổn định thì việc chuyển đổi ngành nghề cho cư dân ven biển sẽ không còn là một gánh nặng cho địa phương nữa.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc Tạm Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Myanmar Trung Quốc Tạm Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Myanmar

Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.

27/09/2014
Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Gây Nhiều Tác Hại Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Gây Nhiều Tác Hại

Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, đã nêu việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân làm bộc phát dịch hại và gây nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường hiện đã ở mức báo động.

27/09/2014
Anh Nguyễn Văn Nin Nông Dân Năng Động Anh Nguyễn Văn Nin Nông Dân Năng Động

“Bao nhiêu năm gắn với nghề nông, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, mặc dù là người trực tiếp làm ra hạt lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội quyết định giá sản phẩm mình làm ra. Câu chuyện “tới mùa rớt giá” đã trở thành thông lệ khiến nông dân lao đao. Từ đó tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới cho mình, cùng bà con nông dân cải thiện thu nhập”.

27/09/2014
Nhiều Mô Hình Kinh Tế Ở Ngọc Linh Phát Huy Hiệu Quả Nhiều Mô Hình Kinh Tế Ở Ngọc Linh Phát Huy Hiệu Quả

Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

27/09/2014
Liên Kết “4 Nhà” Trong Sản Xuất - Nhìn Từ Chương Trình Trồng Chanh Leo Liên Kết “4 Nhà” Trong Sản Xuất - Nhìn Từ Chương Trình Trồng Chanh Leo

Sau 6 tháng, cây chanh leo được trồng đảm bảo kế hoạch về diện tích, sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch, giúp người dân có thêm thu nhập và mở ra cơ hội phát triển sản xuất hàng hóa cho các địa phương. Có được kết quả đó là nhờ chương trình được triển khai theo mô hình liên kết “4 nhà”: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp.

27/09/2014