Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Bông Mùa Lũ

Nuôi Cá Bông Mùa Lũ
Ngày đăng: 01/10/2014

Tận dụng nguồn cá linh tại chỗ, bà Lê Thị Thương ở ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) nuôi cá bông đem lại nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ.

Bà Thương cho biết: "Tôi thả 7.000 cá bông giống. Cá rất dễ nuôi, mau lớn, ít bị hao hụt, giá cá thương phẩm luôn ổn định và cao hơn cá lóc. Để cá bông mau lớn thì ao phải rộng, đường thoát nước tốt, thức ăn đầy đủ. Tốt nhất là thức ăn tự nhiên từ nguồn cá linh, cá tạp hoặc cá biển".

Theo bà Thương, phải chọn nguồn giống tốt, thức ăn cho cá phải sạch. Từ khi thả nuôi đến khi cá 1 tháng tuổi phải cho ăn thức ăn xay nhuyễn. Thời gian sau đó cá đã lớn dần thì cho ăn nguyên con, chủ yếu là cá tạp đánh bắt trong mùa lũ. Nếu thức ăn là cá biển thì phải băm nhỏ trước khi cho ăn. Từ tháng thứ 3 trở đi cá bông rất háu ăn và mau lớn.

Hiện mỗi ngày bà cho cá bông ăn từ 100 - 150 kg cá mồi, chia làm 2 lần. Cá bông từ khi thả nuôi đến thu hoạch từ 6 - 7 tháng, trọng lượng bình quân đạt 1 kg/con, giá bán từ 40.000 - 60.000 đ/kg.

Bà Thương chia sẻ, để tránh thất thoát, cần theo dõi nguồn nước và thời tiết để đề phòng bệnh cho cá. Thay nước định kỳ mỗi tuần 1 lần. Ao nuôi có độ sâu từ 2,5 - 3 m. Trước khi thả giống phải vét bùn, cải tạo ao. Cá bông nuôi bằng cá linh rất ít bệnh và mau lớn.

Ngoài ra, mỗi năm bà Thương còn SX cá bột để cung ứng cá giống cho các hộ nuôi trong vùng từ 300.000 - 500.000 con với giá bán 500 đ/con (1 tháng tuổi). Nhờ vậy nguồn thu nhập của gia đình bà tăng lên đáng kể.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao

Ngày 24.4, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng đậu phụng thâm canh xen mì vụ Đông Xuân với sự tham gia của hàng trăm hộ nông dân tại địa phương.

28/04/2015
Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

28/04/2015
Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

28/04/2015
Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

28/04/2015
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

28/04/2015