Nuôi Cá Bông Mùa Lũ

Tận dụng nguồn cá linh tại chỗ, bà Lê Thị Thương ở ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) nuôi cá bông đem lại nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ.
Bà Thương cho biết: "Tôi thả 7.000 cá bông giống. Cá rất dễ nuôi, mau lớn, ít bị hao hụt, giá cá thương phẩm luôn ổn định và cao hơn cá lóc. Để cá bông mau lớn thì ao phải rộng, đường thoát nước tốt, thức ăn đầy đủ. Tốt nhất là thức ăn tự nhiên từ nguồn cá linh, cá tạp hoặc cá biển".
Theo bà Thương, phải chọn nguồn giống tốt, thức ăn cho cá phải sạch. Từ khi thả nuôi đến khi cá 1 tháng tuổi phải cho ăn thức ăn xay nhuyễn. Thời gian sau đó cá đã lớn dần thì cho ăn nguyên con, chủ yếu là cá tạp đánh bắt trong mùa lũ. Nếu thức ăn là cá biển thì phải băm nhỏ trước khi cho ăn. Từ tháng thứ 3 trở đi cá bông rất háu ăn và mau lớn.
Hiện mỗi ngày bà cho cá bông ăn từ 100 - 150 kg cá mồi, chia làm 2 lần. Cá bông từ khi thả nuôi đến thu hoạch từ 6 - 7 tháng, trọng lượng bình quân đạt 1 kg/con, giá bán từ 40.000 - 60.000 đ/kg.
Bà Thương chia sẻ, để tránh thất thoát, cần theo dõi nguồn nước và thời tiết để đề phòng bệnh cho cá. Thay nước định kỳ mỗi tuần 1 lần. Ao nuôi có độ sâu từ 2,5 - 3 m. Trước khi thả giống phải vét bùn, cải tạo ao. Cá bông nuôi bằng cá linh rất ít bệnh và mau lớn.
Ngoài ra, mỗi năm bà Thương còn SX cá bột để cung ứng cá giống cho các hộ nuôi trong vùng từ 300.000 - 500.000 con với giá bán 500 đ/con (1 tháng tuổi). Nhờ vậy nguồn thu nhập của gia đình bà tăng lên đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.

Trồng hoàn toàn tự phát và tiêu thụ quá dễ dàng với giá trị kinh tế cao nên người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn quả -chủ yếu là bưởi và cam để trồng dó trầm. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề cần bàn...

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

Với ưu điểm quả ngon, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên những năm gần đây, nhãn chín muộn đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên).

“Bò nuôi rẽ” là tên gọi do các gia đình tham gia mô hình đặt. Với mô hình này, người có bò sẽ cho người nghèo, người không có vốn sản xuất nhận nuôi. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, người nhận nuôi được các chủ bò chia một nửa tổng giá trị.