Nuôi Cá Bông Mùa Lũ

Tận dụng nguồn cá linh tại chỗ, bà Lê Thị Thương ở ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) nuôi cá bông đem lại nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ.
Bà Thương cho biết: "Tôi thả 7.000 cá bông giống. Cá rất dễ nuôi, mau lớn, ít bị hao hụt, giá cá thương phẩm luôn ổn định và cao hơn cá lóc. Để cá bông mau lớn thì ao phải rộng, đường thoát nước tốt, thức ăn đầy đủ. Tốt nhất là thức ăn tự nhiên từ nguồn cá linh, cá tạp hoặc cá biển".
Theo bà Thương, phải chọn nguồn giống tốt, thức ăn cho cá phải sạch. Từ khi thả nuôi đến khi cá 1 tháng tuổi phải cho ăn thức ăn xay nhuyễn. Thời gian sau đó cá đã lớn dần thì cho ăn nguyên con, chủ yếu là cá tạp đánh bắt trong mùa lũ. Nếu thức ăn là cá biển thì phải băm nhỏ trước khi cho ăn. Từ tháng thứ 3 trở đi cá bông rất háu ăn và mau lớn.
Hiện mỗi ngày bà cho cá bông ăn từ 100 - 150 kg cá mồi, chia làm 2 lần. Cá bông từ khi thả nuôi đến thu hoạch từ 6 - 7 tháng, trọng lượng bình quân đạt 1 kg/con, giá bán từ 40.000 - 60.000 đ/kg.
Bà Thương chia sẻ, để tránh thất thoát, cần theo dõi nguồn nước và thời tiết để đề phòng bệnh cho cá. Thay nước định kỳ mỗi tuần 1 lần. Ao nuôi có độ sâu từ 2,5 - 3 m. Trước khi thả giống phải vét bùn, cải tạo ao. Cá bông nuôi bằng cá linh rất ít bệnh và mau lớn.
Ngoài ra, mỗi năm bà Thương còn SX cá bột để cung ứng cá giống cho các hộ nuôi trong vùng từ 300.000 - 500.000 con với giá bán 500 đ/con (1 tháng tuổi). Nhờ vậy nguồn thu nhập của gia đình bà tăng lên đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nông dân nhiều nơi sau mỗi vụ thu hoạch lúa đều đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng rất lãng phí thì người dân thôn Vĩnh Lưu, xã Phú Lương (Phú Vang, Thừa Thiên Huế), lại thu gom để phát triển mô hình trồng nấm rơm hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

Liên tiếp trong một thời gian ngắn, nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức ở những vùng trọng điểm của cây hồ tiêu như Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Tất cả các diễn đàn này đều có chung một nỗi lo: Diện tích hồ tiêu đang tăng nhanh và rất khó kiểm soát.

Giống lúa thơm ST20 được chọn lọc từ tổ hợp lai (ST3/Tám thơm Hải Hậu đột biến/Hoa sữa, ST1/KDM105, Tám thơm đột biến 35-4-2).

Là huyện nông nghiệp vùng trũng có nhiều sông, hồ… vì vậy nuôi cá lồng đang là hướng đi mới có hiệu quả đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hải Lăng triển khai nhằm góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Suốt 5 năm qua, ngành thủy sản tỉnh BR-VT luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao nhờ ngư dân không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, khai thác, chọn nghề khai thác có giá trị thương phẩm cao để hoạt động và nuôi những loại thủy sản phù hợp để gia tăng nguồn lợi.