Nuôi Cá Bống Bớp (Cá Thòi Lòi) Kết Hợp Với Rong Biển

Với mong muốn hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả tránh rét và tỉ lệ sống của cá bống bớp, kỹ sư Cao Thị Nga cùng đồng nghiệp trong Phòng nuôi trồng thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định đã đưa ra sáng kiến sử dụng rong bún nuôi kết hợp với loài cá đặc sản có khả năng chịu rét kém này.
Sáng kiến mang tên "Cải tiến kỹ thuật nuôi cá bống bớp qua đông" của chị vừa đạt giải nhì trong Hội thi sáng tạo cấp tỉnh năm 2010 - 2011 Nam Định.
Theo kỹ sư Nga, tại Nam Định, thực tế tại nhiều địa phương phía Bắc khi nuôi cá bống bớp thường dùng phên nứa để che đắp bờ, dùng ống nước cắt ngắn để thả xuống đáy làm nơi trú ẩn cho cá. Cách làm này có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị, chi phí ống nhựa cao nhưng có thể sử dụng lại. Tuy nhiên với thời tiết quá lạnh như thời gian đầu tháng 1/2011 thì các biện pháp này không mấy hiệu quả, nước ao nuôi vẫn bị hạ thấp, cá nuôi không có nơi trú ẩn nên bị chết hàng loạt. Bên cạnh đó, phên nứa lại dễ bị thối hỏng, hiệu quả giảm và gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình nuôi động vật thủy sản quảng canh, rong biển vẫn phát triển tự nhiên trong ao, cá tôm có thể trú tại các búi rong. Nhận thấy, nuôi trồng thủy sản kết hợp thả rong biển có thể đạt hiệu quả cao, nên chị thử dùng rong biển (loại rong bún) làm nơi trú rét cho cá bống bớp khi nuôi qua đông tại xã Nam Điền (Nghĩa Hưng).
Các bước trong quy trình nuôi của ao thử nghiệm cũng được chị áp dụng giống như đối với ao nuôi đối chứng (sử dụng các biện pháp tránh rét cho cá như trước đây). Điểm khác biệt là ở phần cải tạo ao và các biện pháp chống rét. Việc cải tạo ao được tiến hành bình thường nhưng thay vì dùng phên phủ lót thành ao hay tu sửa lại phần phên bị hỏng thì dùng bả cước từ chân lòng ao lên đến hết bờ ngập nước, sau đó phủ đất lên để tránh tình trạng cá đào hang xuyên bờ đi mất. Mùa đông, vẫn che chắn gió bằng bạt ở bờ ao nhưng dùng thêm rong làm nơi trú cho cá trong ao.
Kiểm tra tỷ lệ sống của cá trong quá trình nuôi ở 2 ao cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở ao thí nghiệm đạt 90%, cao hơn 20% so với ao đối chứng. Đặc biệt, cá phát triển ổn định, kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn, phản xạ tốt, không bị mất nhớt, bệnh tật, dị hình.
Sau một thời gian nuôi kết hợp cho thấy môi trường nuôi không bị ô nhiễm, thay đổi do thời gian thả rong ngắn, rong chết khi kết thúc chu trình sinh trưởng. Bên cạnh đó bả cước dùng được lâu, tiết kiệm thời gian cải tạo ao. Tuy nhiên theo kỹ sư Nga, rong không được thả trong ao lẫn với cá ngay từ đầu mà chỉ thả vào mùa lạnh vì vậy không làm ảnh hưởng tới không gian sống, bắt mồi của cá.
Giải pháp này rất dễ áp dụng, giúp người nuôi tận dụng nguồn rong sẵn có tại địa phương nên chi phí chuẩn bị thấp. Người nuôi cũng có thể thay rong bún bằng loài rong khác có sẵn tại vùng nuôi hay kết hợp các loài khác để đạt hiệu quả cao nhất.
Do hiệu quả vượt trội, mô hình chống rét này hiện đã được nhân rộng tại các vùng nuôi cá bống bớp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và trên cả tỉnh Nam Định. Ghi nhận của các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản, mô hình này có thể áp dụng với nhiều loài cá nuôi đặc sản nước mặn, lợ khác có khả năng chịu rét kém như vược, song, giò
Có thể bạn quan tâm

Với khoảng thời gian hơn 10 năm, cây chè Shan tuyết khẳng định ưu thế trên vùng đất Huồi Tụ và Mường Lống của huyện biên giới Kỳ sơn. Sản phẩm chè Shan tuyết ở Nghệ An đã được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, cần tăng cường công tác chế biến và quảng bá cho thương hiệu vươn xa hơn…

Hiện tại, bà con vùng màu của huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đang vào mùa thu hoạch rộ khoai môn và củ kiệu. Theo phản ánh của bà con nông dân, do năm nay thời tiết không thuận lợi nên năng suất của kiệu và khoai môn giảm trung bình từ 20 – 30% so với cùng kỳ năm trước.

Năm nay, do những thông tin rau quả nhập từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên kim ngạch nhập khẩu rau quả từ quốc gia này trong 11 tháng của năm 2014 ở mức gần 136 triệu đô la Mỹ, bằng 95% cùng kỳ năm 2013. Thái Lan trở thành quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất với giá trị đạt gần 140 triệu đô la Mỹ trong 11 tháng của năm nay, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 29% thị phần.

Các vụ lúa gần đây bệnh vi khuẩn bộc phát mạnh, gây hại nặng làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất lúa. Tham dự sự kiện này, nông dân được tham quan 4 trại trưng bày mẫu vật bao gồm các mẫu lúa bị nhiễm bệnh, hướng dẫn cách nhận diện chính xác triệu chứng các bệnh do nấm, do vi khuẩn, biện pháp chủ động phòng trị hiệu quả, an toàn và nhận dạng thuốc bảo vệ thực vật chính hiệu, hạn chế tình trạng mua nhầm hàng kém chất lượng.

Năm 2014 được đánh dấu là năm có chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất trong “lịch sử” xuất khẩu của Gia Lai. Những mặt hàng chủ lực của tỉnh luôn giữ vị trí cao với sản lượng xuất và thị trường ổn định, trong đó phải kể đến cà phê-mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất với 77,8% tổng kim ngạch...