Nuôi Bò Vỗ Béo Và Bán Bò Thịt

Xã An Nông (Tịnh Biên - An Giang) chuyển đổi phương pháp nuôi bò, thay vì làm theo cách tập quán, nhiều nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi vỗ béo và bán bò thịt. Mô hình mang lại hiệu quả nhiều mặt, giảm chi phí, công sức lao động và đảm bảo môi trường chăn thả, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao.
Mô hình “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” của ông Lê Văn Đấu (ấp Phú Cường, xã An Nông) là một điển hình. Sau những năm tháng đi bộ đội, ông phục viên về nhà dốc sức làm kinh tế, bằng nhiều cách: Trồng lúa, nuôi heo… song cũng không mang lại mấy lợi nhuận.
Với bản tính cần cù và siêng năng lao động, ông Đấu muốn tìm hướng phát triển tốt hơn và đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Sau nhiều lần chọn lựa, ông quyết định “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” theo hình thức bán công nghiệp.
Năm 2013, ông Đấu mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường... kết hợp việc trồng thêm 1 héc-ta cỏ làm thức ăn xanh cho bò.
Ông Lê Văn Đấu cho biết “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” bằng phương pháp nuôi nhốt đang được nông dân nhiều địa phương áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ví như, chọn được con giống tốt và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, có thể cho thu nhập cao, thời gian “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” thông thường là 6 tháng, trọng lượng tăng từ 24 – 36kg/tháng/con và sau khi trừ chi phí, còn lãi từ 5 triệu đồng – 6 triệu đồng/1 con.
Đây là phương thức nuôi thâm canh tại chuồng, giảm vận động và bò tăng trọng nhanh, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả chăn nuôi. Với phương pháp này, không đòi hỏi phải có diện tích chăn thả, ít tốn công lao động, tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi.
Theo ông Đấu, sau 2 đợt mua 18 con bò giống về nuôi, tổng chi phí trên 360 triệu đồng, nhưng chỉ với thời gian 6 tháng vỗ béo, trừ các chi phí (tiền mua con giống, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y, công chăm sóc...), ông bán được 540 triệu đồng và lợi nhuận trên 100 triệu đồng.
Nhờ vậy, khoản thu nhập từ nghề “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” giúp cho cuộc sống của gia đình ông trở nên khá giả hơn.
Ngoài gia đình ông Đấu, còn một số hộ chăn nuôi khác trên địa bàn xã An Nông cũng đã thành công với mô hình “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” theo phương pháp bán công nghiệp, những hộ thực hiện đều phấn khởi, bởi vì bò phát triển nhanh và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng mừng. Trong đó, có gia đình anh Nguyễn Trọng Đỉnh (ở ấp An Biên) và nhiều nông hộ khác.
Mô hình “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt” bằng hình thức nhốt chuồng của nông dân Lê Văn Đấu (ở xã An Nông) được chính quyền và nhiều hộ địa phương đánh giá rất cao, do đạt hiệu quả lợi nhuận làm ăn và có thể mở rộng quy mô, giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình và từng bước vươn lên làm giàu. Trong khi, chăn nuôi một số loại gia súc, gia cầm đang gặp khó khăn về thức ăn, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ… thì việc “nuôi bò vỗ bèo và bán bò thịt” trở nên hấp dẫn hơn nhờ nhu cầu đang rộng mở.
“Từ hiệu quả của nghề “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt”, địa phương sẽ tập trung hỗ trợ một phần chi phí thức ăn cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới) để khuyến khích nông dân đầu tư.
Từ nghề “nuôi bò vỗ béo và bán bò thịt”, địa phương xem đó là nguồn lực quan trọng, giúp người dân giảm nghèo bền vững, tăng tỷ lệ hộ khá và giàu trên địa bàn của xã” – ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã An Nông, cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến cuối năm 2014, diện tích chuối của riêng xã Tân Long đã lên đến trên 700 ha trên tổng số khoảng 2.200 ha của toàn huyện. Đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại ít sâu bệnh, bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích chuối. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu không nhỏ cho người dân.

Ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành (An Giang) phối hợp các ngành chức năng triển khai thực hiện 7 nhà trồng nấm ứng dụng công nghệ cao (quy mô từ 24-30 m2/nhà). Trong đó, thị trấn An Châu 3 nhà và xã An Hòa 4 nhà, trồng các loại: Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo...

Ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm hai bên bờ sông Măng Thít, cách TP Vĩnh Long 32 km, cách TP Cần Thơ 28 km - từ lâu nổi tiếng thương hiệu cam sành ngọt lịm.

Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định; các đơn vị đăng ký thương hiệu còn ít. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chí về đăng ký bảo hộ thương hiệu; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ, chưa tạo được thiện cảm với người tiêu dùng; hoạt động quảng bá sản phẩm mới thực hiện trong phạm vi hẹp chứ chưa sâu rộng, đồng bộ… nên số lượng hàng hóa nông sản tiêu thụ tại thị trường lớn chưa nhiều, giá bán bấp bênh.

Giá khóm tại Tân Phước (Tiền Giang) hiện đang rớt giá mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng. Qua khảo sát tại các điểm thu mua, giá khóm hiện chỉ trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng lượng mua vào rất ít.