Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bò Vỗ Béo Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Vùng Biên Giới Giang Thành

Nuôi Bò Vỗ Béo Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Vùng Biên Giới Giang Thành
Ngày đăng: 14/12/2013

Giang Thành là huyện vùng biên giới của tỉnh Kiên Giang tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Những năm qua, do đất đai nhiễm phèn, sản xuất ở đây không thuận lợi, mỗi năm chỉ trồng một vụ lúa mùa năng suất thấp, nên các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phương nghĩ ra nhiều cách làm sáng tạo hỗ trợ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống.

Tổ chăn nuôi bò vỗ béo của Chi hội Cựu chiến binh ấp T4, xã Vĩnh Phú, là mô hình mới nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp một số hội viên và nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Tổ chăn nuôi bò vỗ béo Chi hội Cựu chiến binh ấp T4, xã Vĩnh Phú hiện có 23 thành viên, trong đó 12 thành viên là hội viên cựu chiến binh. Tùy vào nguồn lực tài chính của gia đình, mỗi hội viên đầu tư nuôi từ 2 - 10 con bò, cá biệt có hộ nuôi đàn bò hàng chục con mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao.

Ông Nguyễn Văn Thôi, Tổ trưởng Tổ Chăn nuôi bò vỗ béo ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, cho biết: "Nguồn bò giống được mua ở chợ biên giới xã Vĩnh Điều (Giang Thành) hoặc các chợ ở huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Những con bò này khi mua về trong tình trạng gầy ốm và sau 6 - 8 tháng chăm sóc chúng béo mập, tăng trọng lên và bán bò thịt cho thương lái. Nhận thấy việc nuôi bò vỗ béo khá dễ dàng, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hội viên hiện nay mạnh dạn đầu tư xây chuồng trại để nuôi".

Bà Nguyễn Thị Ảnh là hội viên tổ chăn nuôi này hiện có đàn bò nuôi vỗ béo 63 con với vốn đầu tư ban đầu 500 triệu đồng. Theo bà Ảnh, nuôi bò vỗ béo không vất vả lắm, nhưng phải chịu khó chăm sóc, chăn thả tận dụng nguồn cỏ tự nhiên ngoài đồng ruộng, phụ phẩm nông nghiệp là chủ động được nguồn thức ăn cho bò cả năm. Bò không bị bệnh và tăng trọng nhanh. Bà Ảnh cho biết: "Giá mua ban đầu 10 - 15 triệu đồng một con bò 1 - 2 năm tuổi, sau thời gian chăm sóc, vỗ béo 6 - 8 tháng bán được 20 - 25 triệu đồng, trừ chi phí lời 10 - 15 triệu đồng. Với đàn bò đang chăn thả hiện nay khi xuất bán, gia đình tôi lời trên 600 triệu đồng".

Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Tấm, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Phú (Giang Thành), nuôi bò vỗ béo là mô hình mới bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, đảm bảo ăn chắc và thích hợp với các địa phương vùng biên, nhưng nguồn vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên không phải hộ dân nào cũng thực hiện được. Để phát triển nhân rộng mô hình kinh tế này, Nhà nước cần đầu tư nguồn vốn cho hộ chăn nuôi gắn với tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò và thị trường tiêu thụ. Trong đó, vai trò của chính quyền địa phương là yếu tố quyết định như: xây dựng kế hoạch, thành lập tổ hợp tác, tổ chăn nuôi, huy động nguồn vốn…

Mô hình nuôi bò vỗ béo của Chi hội Cựu chiến binh ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành đã mở ra mô hình kinh tế mới cần được nhân rộng trong phát triển kinh tế gia đình cho hội viên cựu chiến binh và bà con nhân dân vùng biên giới, nhất là phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.


Có thể bạn quan tâm

Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

29/07/2015
Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

29/07/2015
Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

29/07/2015
Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

29/07/2015
Đắk Nông cứu cây cao su! Đắk Nông cứu cây cao su!

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

29/07/2015