Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bò Vỗ Béo Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Vùng Biên Giới Giang Thành

Nuôi Bò Vỗ Béo Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Vùng Biên Giới Giang Thành
Ngày đăng: 14/12/2013

Giang Thành là huyện vùng biên giới của tỉnh Kiên Giang tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Những năm qua, do đất đai nhiễm phèn, sản xuất ở đây không thuận lợi, mỗi năm chỉ trồng một vụ lúa mùa năng suất thấp, nên các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phương nghĩ ra nhiều cách làm sáng tạo hỗ trợ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống.

Tổ chăn nuôi bò vỗ béo của Chi hội Cựu chiến binh ấp T4, xã Vĩnh Phú, là mô hình mới nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp một số hội viên và nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Tổ chăn nuôi bò vỗ béo Chi hội Cựu chiến binh ấp T4, xã Vĩnh Phú hiện có 23 thành viên, trong đó 12 thành viên là hội viên cựu chiến binh. Tùy vào nguồn lực tài chính của gia đình, mỗi hội viên đầu tư nuôi từ 2 - 10 con bò, cá biệt có hộ nuôi đàn bò hàng chục con mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao.

Ông Nguyễn Văn Thôi, Tổ trưởng Tổ Chăn nuôi bò vỗ béo ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, cho biết: "Nguồn bò giống được mua ở chợ biên giới xã Vĩnh Điều (Giang Thành) hoặc các chợ ở huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Những con bò này khi mua về trong tình trạng gầy ốm và sau 6 - 8 tháng chăm sóc chúng béo mập, tăng trọng lên và bán bò thịt cho thương lái. Nhận thấy việc nuôi bò vỗ béo khá dễ dàng, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hội viên hiện nay mạnh dạn đầu tư xây chuồng trại để nuôi".

Bà Nguyễn Thị Ảnh là hội viên tổ chăn nuôi này hiện có đàn bò nuôi vỗ béo 63 con với vốn đầu tư ban đầu 500 triệu đồng. Theo bà Ảnh, nuôi bò vỗ béo không vất vả lắm, nhưng phải chịu khó chăm sóc, chăn thả tận dụng nguồn cỏ tự nhiên ngoài đồng ruộng, phụ phẩm nông nghiệp là chủ động được nguồn thức ăn cho bò cả năm. Bò không bị bệnh và tăng trọng nhanh. Bà Ảnh cho biết: "Giá mua ban đầu 10 - 15 triệu đồng một con bò 1 - 2 năm tuổi, sau thời gian chăm sóc, vỗ béo 6 - 8 tháng bán được 20 - 25 triệu đồng, trừ chi phí lời 10 - 15 triệu đồng. Với đàn bò đang chăn thả hiện nay khi xuất bán, gia đình tôi lời trên 600 triệu đồng".

Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Tấm, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Phú (Giang Thành), nuôi bò vỗ béo là mô hình mới bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, đảm bảo ăn chắc và thích hợp với các địa phương vùng biên, nhưng nguồn vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên không phải hộ dân nào cũng thực hiện được. Để phát triển nhân rộng mô hình kinh tế này, Nhà nước cần đầu tư nguồn vốn cho hộ chăn nuôi gắn với tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò và thị trường tiêu thụ. Trong đó, vai trò của chính quyền địa phương là yếu tố quyết định như: xây dựng kế hoạch, thành lập tổ hợp tác, tổ chăn nuôi, huy động nguồn vốn…

Mô hình nuôi bò vỗ béo của Chi hội Cựu chiến binh ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành đã mở ra mô hình kinh tế mới cần được nhân rộng trong phát triển kinh tế gia đình cho hội viên cựu chiến binh và bà con nhân dân vùng biên giới, nhất là phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Dê Sinh Sản Ở Tân Kỳ Nuôi Dê Sinh Sản Ở Tân Kỳ

Có mặt tại sân vận động xã Nghĩa Phúc vào chiều 24/4, lúc này bà con đang tập trung chờ được nhận dê về nuôi. Bà Lưu Thị Đông, xóm 3, phấn khởi: Cách đây mấy năm, gia đình đầu tư 10 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 4 con dê về nuôi. Vừa qua, xóm, xã bình chọn bà là một trong những gia đình được nhận dê từ chương trình chăn nuôi dê sinh sản của Nhà nước.

10/05/2014
Phó Thủ Tướng Lào Đánh Giá Cao Dự Án Cao Su Của Việt Nam Phó Thủ Tướng Lào Đánh Giá Cao Dự Án Cao Su Của Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hôm nay (7/5), tại huyện Mouangphin, tỉnh Savanakhet, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Quasa-Geruco đã làm lễ ra quân khai thác mủ cao su đầu tiên. Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào Việt Nam đến dự.

10/05/2014
Nghiệm Thu Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Tu Hài Tại Vịnh Vân Phong Nghiệm Thu Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Tu Hài Tại Vịnh Vân Phong

Với mục tiêu ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với tu hài góp phần tăng thu nhập và nâng cao trình độ nuôi trồng thủy sản cho cộng đồng dân cư ven biển, sau 2 năm triển khai, sáng 9/5, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu kết quả dự án.

12/05/2014
Nghĩa Hưng (Nam Định) Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Trồng Thủy Sản Nghĩa Hưng (Nam Định) Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Trồng Thủy Sản

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho người dân, Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) đã xác định hướng phát triển kinh tế của địa phương là phát huy lợi thế giáp biển, nhiều đầm bãi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

12/05/2014
Triển Vọng Nghề Nuôi Thủy Sản Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn) Triển Vọng Nghề Nuôi Thủy Sản Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn)

Trong những năm qua, phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) tuy vẫn ở mức tiềm năng, nhưng đã góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân địa phương.

12/05/2014