Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới cho nông dân Thái Nguyên

Xuất phát từ thực tế trên, năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên phối hợp với huyện Phú Bình xây dựng mô hình nuôi vỗ béo bò, thời gian 3 tháng, tại hai xã Tân Khánh và Tân Kim.
Mô hình có quy mô 160 con bò với 70 hộ tham gia, được Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên triển khai từ tháng 6/2015.
Chọn bò đưa vào vỗ béo và tẩy giun sán cho bò là khâu đặc biệt quan trọng, do đó Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ phụ trách chăn nuôi thú y xã tuyển chọn những con bò đạt tiêu chuẩn. Trước khi vỗ béo, cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Phú Bình hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi thực hiện tẩy sán lá gan cho bò.
Đây là bước khởi đầu trong công tác vỗ béo, giúp cho bò có hệ tiêu hóa tốt để hấp thụ lượng thức ăn tối đa. Bên cạnh đó, bò vỗ béo còn được tiêm phòng vắc-xin tụ huyết trùng, khẩu phần thức ăn trong quá trình vỗ béo theo đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn.
Kết quả sau 2 tháng, bò tăng trọng lượng hơi bình quân trên 700g/con/ngày. Theo tính toán của người chăn nuôi, bình quân sau 3 tháng nuôi vỗ béo, 1 con bò sẽ tăng trọng từ 65 - 70kg, thu lãi khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/con.
Đánh giá về kết quả bước đầu thực hiện mô hình vỗ béo bò, ông Cam Văn Giáp, cán bộ kỹ thuật phụ trách chỉ đạo mô hình, cho biết: “Việc tổ chức triển khai mô hình vỗ béo bò giúp cho người chăn nuôi hiểu rõ hơn lợi ích của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật về vỗ béo bò trong giai đoạn bò cần tăng trưởng, đó là công tác vệ sinh định kỳ, tiêm phòng trước giai đoạn vỗ béo, khẩu phần thức ăn hợp lý, giảm mức tiêu tốn thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi nhưng thu được một lượng thịt tối đa trong quá trình vỗ béo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người chăn nuôi; đồng thời từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, tạo vùng chăn nuôi thâm canh cho người nông dân.
Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình vỗ béo bò trên địa bàn, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Đây cũng là cơ sở để từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi cho nông dân trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.

Do lũ rút, cua đồng ít dần nên giá cua tại các chợ huyện, thị, thành ở tỉnh An Giang đã tăng đáng kể. Cụ thể giá cua từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, còn càng cua giá 120.000 - 160.000 đồng/kg.

Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu. Mùn này đựơc rải lên nền chuồng, sau đó kết hợp với một lớp men vi sinh vật có ích.