Ngành Thủy Sản Tổn Thất Sau Thu Hoạch Cao Do Công Nghệ Thấp

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu từ 8-9 tỉ đô la Mỹ, đóng góp 30-35% tổng sản lượng nông nghiệp. Tuy vậy, ngành này vẫn đang đối diện với vấn đề tổn thất sau thu hoạch cao do khoa học công nghệ chưa cải tiến.
Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chiến lược phát triển thủy sản và triển khai đề án tái cơ cấu ngành thủy sản đến 2020 theo hướng gia tăng giá trị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) tổ chức tại Phú Yên vào ngày 30-3, đại diện Bộ NN-PTNT cho biết, những chỉ tiêu mà ngành thủy sản đặt ra trong giai đoạn 2011-2015 đều đã đạt được.
Cụ thể, sản lượng cá tra đặt ra là 1,14 triệu tấn vào năm 2015 nhưng trong năm 2013 sản lượng đã đạt 1,15 triệu tấn; tương tự kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 là 6,5 tỉ đô la Mỹ nhưng đến năm 2013 kim ngạch đã đạt 6,7 tỉ đô la, tăng 200 triệu đô la Mỹ so với chỉ tiêu.
Năm 2013, ngành thủy sản đóng góp 18,5% vào tổng sản lượng lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề mà ngành thủy sản đang phải đối diện trong những năm qua và cả trong thời gian tới là làm sao nâng cao giá trị gia tăng cho các mặt hàng thủy sản, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ NN - PTNT, hiện cả nước đang có 61.000 tàu cá dưới 20 CV (sức ngựa) và 38.000 tàu cá từ 20 CV đến dưới 90CV, còn tàu trên 90CV là 26.000 chiếc. Tuy nhiên, 100% tàu khai thác thủy sản là vỏ gỗ, không có hầm đông bảo quản thủy sản sau khi đánh bắt mà ngư dân chỉ dùng nước đá để làm lạnh thủy sản hoặc phơi khô nên thủy sản đánh bắt chỉ có thể tiêu thụ nội địa, xuất khẩu bị hạn chế do chất lượng không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu.
Thực tế, những năm qua, tổn thất sau thu hoạch của ngành thủy sản cao một phần do kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ thấp.
Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2013, thủy sản đóng góp 27 - 29% giá trị sản lượng nông nghiệp nhưng đầu tư cho nghiên cứu khoa học thủy sản chiếm hơn 11% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học của toàn ngành nông nghiệp. Không chỉ vậy, kinh phí đầu tư sự nghiệp kinh tế thủy sản chỉ có hơn 7%, thấp nhất so với các ngành thủy lợi, lâm nghiệp, nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Cơ sở nuôi vịt trời của anh Phùng Văn Khanh, khu Vành Kiệu, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) vừa thực hiện thành công việc ấp nhân tạo giống vịt trời.

Ngày 24/5, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, sau thời gian rớt giá mạnh, khoảng gần 1 tháng trở lại đây, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn Phú Yên đã tăng trở lại.

Cùng với sự phát triển hơn 15 năm qua, người dân nuôi tôm Cà Mau đã thật sự nhận thấy nuôi tôm công nghiệp mang lại nguồn thu nhập "khủng". Bởi thực tế trước đây chỉ cần 3 tháng nuôi thuận lợi là có thể thu về từ 100 - 300 triệu đồng/ao khoảng 2.000 - 4.000 m2, những hộ có số lượng ao nhiều có thể thu về trên 1 tỷ đồng.

Trước khi giới thiệu chúng tôi xuống thăm mô hình nuôi cá rô đầu vuông thí điểm của anh Liêu Văn Hoàng ở thôn Tha Cát, đồng chí Điệp Văn Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Huy (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cho biết: Vốn xuất phát điểm là xã nghèo, nhưng những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của cấp trên cùng với sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, đời sống mọi mặt của xã đã có những chuyển biến tích cực.

Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Tiền Giang và các sở, ban, ngành tỉnh đề nghị xem xét, cho phép thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.