Nuôi bò nhỏ lẻ nông dân khó bán sữa

Nỗi trăn trở của nông dân
Đã có thâm niên chăn nuôi bò sữa từ 11 năm nay, ông Nguyễn Văn Bưởi (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) rất tin tưởng vào hiệu quả của nghề này.
Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất của ông Bưởi là người chăn nuôi vẫn bị doanh nghiệp (DN) thu mua ép giá.
Theo ông Bưởi, gia đình ông chăn nuôi rất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phía DN thu mua cũng đến kiểm tra đột xuất 1 - 2 lần/tuần.
Tuy nhiên, không ít lần công ty thông báo sữa của gia đình ông bị nhiễm vi sinh vật và chỉ mua với giá 6.000 đồng/kg thay vì 12.000 đồng/kg như thông thường.
"Mỗi ngày gia đình tôi thu được hơn 100kg sữa, với mức giá bị đánh tụt như vậy sẽ mất khoảng 700.000 đồng/ngày.
Nếu sự thật sữa kém chất lượng thì không nói nhưng nhiều lần chúng tôi bị oan" - ông Bưởi bức xúc.
Chăn nuôi bò sữa tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Dẫn chứng về việc này, ông Bưởi cho biết, vì không tin tưởng vào kết quả kiểm tra của công ty, ông đã chủ động lấy mẫu đem đi kiểm tra nhưng không hề phát hiện vi sinh vật trong sữa.
Thực tế, nhiều nông dân cũng có mối trăn trở như ông Bưởi vì lâu nay, việc kiểm tra chất lượng sữa hoàn toàn do phía DN thu mua thực hiện.
DN kết luận là đạt hay không đạt chất lượng, người dân chỉ biết ngậm ngùi nghe theo.
Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, hiện nay toàn thành phố có 45 điểm thu gom sữa của 6 DN và 2 nhà máy chế biến sữa nên việc tiêu thụ sản phẩm tương đối thuận lợi.
Tuy nhiên, tại các trạm thu gom, việc quản lý chất lượng sữa chưa được đảm bảo giá sữa của các hộ bán ra không ổn định.
Ngoài ra, thông tin về tình hình tiêu thụ, thu gom sản phẩm từ các công ty thu mua sữa đến người chăn nuôi chưa được chính xác, đầy đủ và kịp thời, làm ảnh hưởng đến tư tưởng của người nông dân.
Liên kết chặt chẽ hơn
Hiện toàn thành phố có hơn 15.200 con bò sữa, với hơn 3.300 hộ nuôi.
Trong đó, số bò cho vắt sữa là hơn 7.400 con, sản lượng sữa đạt 111 tấn/ngày.
Có thể nói, những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sữa tươi hiện nay bắt nguồn từ sự liên kết lỏng lẻo giữa nông dân và DN.
Bởi vậy, để đảm bảo chăn nuôi bền vững, DN và người chăn nuôi cần phải ký hợp đồng, trong đó phân rõ trách nhiệm giữa hai bên.
Nhiều hộ chăn nuôi đề nghị, khi soạn thảo hợp đồng, DN phải tham khảo ý kiến người dân cùng bàn bạc, thảo luận.
Đồng thời, trong quá trình công ty tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng sữa phải công khai, có mặt của cả hộ dân và cơ quan quản lý nhà nước, tránh tình trạng ép giá nông dân bằng phương thức đánh tụt chất lượng sữa như hiện nay.
Ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho rằng, các DN và hộ chăn nuôi cần tăng cường liên kết theo chuỗi tiêu thụ, gắn kết từ sản xuất, trạm thu gom đến nhà máy chế biến, tiêu thụ sữa.
Có như vậy mới đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu thụ sữa ổn định cho người chăn nuôi.
Bên cạnh đó, DN cần tăng cường hệ thống trang thiết bị tại các điểm thu gom nhằm đánh giá nhanh và chính xác chất lượng sữa của người chăn nuôi, hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình thu gom.
Ông Tường cũng đề nghị các công ty thu mua sữa đảm bảo thanh toán nhanh, gọn tiền sữa cho các hộ dân.
Cùng với xây dựng mối liên kết bền chặt giữa người chăn nuôi bò sữa và DN, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải vào cuộc quản lý chặt chẽ hơn việc nhập khẩu sữa bột của các DN.
Đặc biệt, có chế tài quy định việc ghi nhãn mác, tránh tình trạng "đánh tráo khái niệm" giữa sữa hoàn nguyên và sữa tươi nguyên chất như hiện nay, vừa ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân, vừa gây thiệt thòi cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Ngay từ đầu năm, song song với việc thực hiện phát triển KT – XH, QP – AN, huyện Vị Xuyên đã tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình, đề án, phương án trọng tâm trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện quyết liệt, đảm bảo tiến độ của các chương trình, đề án, phương án và mang lại những kết quả đáng mừng.

Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cho lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nhà nông ngày càng được các địa phương, trong đó có Hậu Giang quan tâm xúc tiến thực hiện mạnh mẽ hơn.

Mùa hè năm nay, nắng nóng liên tục trên diện rộng, nhiệt độ trung bình từ 37-40 độ C khiến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tăng 5-7% so với năm trước. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, các Cty, đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh đã chủ động duy trì việc cấp nước ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước theo quy định; dự phòng giải pháp ứng phó với các sự cố bất thường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch cho khách hàng sử dụng nước.

Xác định rõ dự trữ hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu của nhân dân trên địa bàn trong mùa mưa bão năm 2015, Sở Công thương đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện phương án chuẩn bị hàng hóa thiết yếu, ổn định thị trường trong mùa mưa bão đến các đơn vị trực thuộc, UBND các huyện, thành phố và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Sau khi Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án, cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh ta đã bắt tay ngay vào chuẩn bị các bước xây dựng kế hoạch, đến nay sau hơn 1 năm triển khai thực hiện tuy còn nhiều khó khăn song cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.