Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Cao

Từ cuộc sống nghèo khổ, chàng thanh niên Lê Thanh Hùng (khu phố 8, phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) đã làm giàu nhờ nuôi bồ câu Pháp.
Anh Hùng cho biết, qua thời gian tìm tòi, khảo sát anh thấy ở một số nơi đã xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích cần để xây dựng mô hình nhỏ, tốn ít thời gian chăm sóc, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đầu ra lại ổn định nên quyết định mua 20 cặp chim bồ câu về nuôi thử theo phương thức nuôi nhốt.
Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, 6 tháng đầu tiên, chim phát triển tốt và sinh sản lứa đầu tiên. Trong năm đầu anh quyết định để lại toàn bộ chim non làm giống. Đến năm thứ hai anh mới bán bớt một phần chim giống và chim thịt, số còn lại tiếp tục gây giống để tăng số lượng đàn.
Cùng với phát triển số lượng, anh đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi bồ câu. Trên diện tích 200m2, chuồng nuôi chim bồ câu được anh xây dựng chắc chắn, sạch sẽ, có mái che, tường làm bằng gỗ dừa (tạo sự thoáng mát), có lưới thép B40 bao xung quanh.
Anh Hùng cho hay, một cặp chim bồ câu có thể sinh sản 7 – 8 lứa/năm. Nhờ chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, đến nay bồ câu của anh đã lên đến 400 cặp. Trung bình mỗi tháng, anh xuất bán trên 200 cặp, thu về khoảng 11 triệu đồng. Ngoài ra, với giá bán chim giống khoảng 350.000 đồng/cặp và kết hợp nuôi gà ta, chim trĩ, gà Đông Tảo cũng đem lại cho anh một khoản thu khá cao. Bấm đốt ngón tay anh nhẩm tính: “Mỗi năm riêng tiền bán bồ câu cũng thu trên trăm triệu đồng, đó là chưa tính gà, chim trĩ… Thu nhập trung bình của tôi khoảng 120 triệu đồng mỗi năm”.
Ông Lê Chí Hiếu – Chủ tịch Hội ND phường 3, thị xã Quảng Trị cho biết: “Bồ câu Pháp dễ thích nghi với môi trường nông thôn, ai cũng có thể nuôi được, thị trường tiêu thụ lớn nên hiệu quả kinh tế cao. Phân của bồ câu còn được tận dụng bón cho cây trồng rất hiệu quả, nên việc mở rộng mô hình nuôi bồ câu như anh Hùng sẽ giúp nông dân có cơ hội thoát nghèo và phát triển kinh tế là rất khả quan”.
Có thể bạn quan tâm

Ít ai biết, hàng trăm ha đất khu vực Đồng Tháp Mười (Tân Phước,Tiền Giang) trồng khóm nổi tiếng từ lâu đã bỏ hoang gần 3 năm qua vì dự án KCN và qui hoạch sân golf..
-7686528.jpg)
Sáng 19-1, 26 tháng Chạp, đường Nguyễn Huệ đã khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu của hàng trăm ngàn chậu hoa tươi, các tiểu cảnh vui nhộn, đồng lúa xanh rì và chiếc cầu khỉ đặc trưng.

Khổ qua trồng được trên nhiều loại đất, đất cần được cày, xới (mùa khô đất phơi ải trước 8 ÷ 10 ngày, mùa mưa yêu cầu chân đất cao ráo không bị ngập nước) dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước, bón vôi xử lý đất (30kg/sào).

Chị Đào Thị Hằng, thôn Xuân Tiến, xã Tự Lạn (Việt Yên - Bắc Giang) mượn 2 ha ruộng của bà con trong thôn để trồng dưa bao tử mang lại khoản thu nhập đáng kể.

Đầu năm 2009, thời tiết mưa nhiều, đa số các vườn trồng chôm chôm ở Đồng Nai cho trái muộn và thất mùa. Thế nhưng, vườn chôm chôm của ông Nguyễn Văn Nam ở ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc), vẫn sai trái và thu lời hơn 70 triệu đồng/hécta