Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Cao

Từ cuộc sống nghèo khổ, chàng thanh niên Lê Thanh Hùng (khu phố 8, phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) đã làm giàu nhờ nuôi bồ câu Pháp.
Anh Hùng cho biết, qua thời gian tìm tòi, khảo sát anh thấy ở một số nơi đã xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích cần để xây dựng mô hình nhỏ, tốn ít thời gian chăm sóc, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đầu ra lại ổn định nên quyết định mua 20 cặp chim bồ câu về nuôi thử theo phương thức nuôi nhốt.
Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, 6 tháng đầu tiên, chim phát triển tốt và sinh sản lứa đầu tiên. Trong năm đầu anh quyết định để lại toàn bộ chim non làm giống. Đến năm thứ hai anh mới bán bớt một phần chim giống và chim thịt, số còn lại tiếp tục gây giống để tăng số lượng đàn.
Cùng với phát triển số lượng, anh đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi bồ câu. Trên diện tích 200m2, chuồng nuôi chim bồ câu được anh xây dựng chắc chắn, sạch sẽ, có mái che, tường làm bằng gỗ dừa (tạo sự thoáng mát), có lưới thép B40 bao xung quanh.
Anh Hùng cho hay, một cặp chim bồ câu có thể sinh sản 7 – 8 lứa/năm. Nhờ chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, đến nay bồ câu của anh đã lên đến 400 cặp. Trung bình mỗi tháng, anh xuất bán trên 200 cặp, thu về khoảng 11 triệu đồng. Ngoài ra, với giá bán chim giống khoảng 350.000 đồng/cặp và kết hợp nuôi gà ta, chim trĩ, gà Đông Tảo cũng đem lại cho anh một khoản thu khá cao. Bấm đốt ngón tay anh nhẩm tính: “Mỗi năm riêng tiền bán bồ câu cũng thu trên trăm triệu đồng, đó là chưa tính gà, chim trĩ… Thu nhập trung bình của tôi khoảng 120 triệu đồng mỗi năm”.
Ông Lê Chí Hiếu – Chủ tịch Hội ND phường 3, thị xã Quảng Trị cho biết: “Bồ câu Pháp dễ thích nghi với môi trường nông thôn, ai cũng có thể nuôi được, thị trường tiêu thụ lớn nên hiệu quả kinh tế cao. Phân của bồ câu còn được tận dụng bón cho cây trồng rất hiệu quả, nên việc mở rộng mô hình nuôi bồ câu như anh Hùng sẽ giúp nông dân có cơ hội thoát nghèo và phát triển kinh tế là rất khả quan”.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…
Hiện mỗi năm Khánh Hòa có khoảng từ 25.000 - 28.000 lồng nuôi thương phẩm tôm hùm, tập trung tại các khu vực nuôi như: Vịnh Vân Phong - huyện Vạn Ninh, Vịnh Nha Trang và TP.Cam Ranh. Số lượng thả nuôi nhiều nhưng nguồn con giống khai thác tự nhiên tại địa phương chỉ đủ cung cấp từ 30 - 40% nhu cầu thả nuôi của các hộ dân.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK NT2MV đạt 40,21 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014. Top 9 thị trường chiếm 92% tổng giá trị XK NT2MV của Việt Nam.Trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam XK NT2MV sang 48 nước, giảm 4 nước so với cùng kỳ năm 2014.

Tính đến thời điểm này, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đạt trên 20.000 tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2014 (trong đó tôm đông lạnh đạt trên 19.600 tấn).

Cá tra phile đông lạnh xuất khẩu chỉ 56.000 đồng – 60.000 đồng/kg nhưng bán tại Hà Nội là 70.000 đồng – 80.000 đồng/kg.