Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bồ Câu Pháp Chơi Ăn Thật

Nuôi Bồ Câu Pháp Chơi Ăn Thật
Ngày đăng: 27/10/2014

Vợ chồng đều là viên chức nhà nước, nhưng gia đình anh Trương Công Định ở tổ 7, khu phố Tân An, thị trấn Tân Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lại thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Giá bán chim giống 500 ngàn đồng/cặp, chim thịt 100 ngàn đồng/cặp, trừ chi phí gia đình anh Định thu lãi gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Trong một lần xem chương trình truyền hình “Sinh ra từ làng”, anh Định “bén duyên” với nghề nuôi chim bồ câu Pháp. Từ ý tưởng nuôi làm cảnh ban đầu, anh trở thành chủ trại nuôi chim bồ câu kinh doanh hiệu quả.

Lúc đầu chưa có kiến thức về về loại chim này, anh Định tìm tòi trên mạng và đọc các loại sách. Năm 2011, anh mua 20 cặp chim về nuôi. Chỉ sau 40 ngày, đàn chim đã có thêm 20 chim con. Anh Định cho biết: “Nuôi bồ câu Pháp vốn đầu tư không lớn. Chỉ 10m2 là có thể xây dựng chuồng nuôi 250 cặp chim. 1 cặp chim giống mỗi năm đẻ 10 lứa, mỗi lứa 2 trứng và tỷ lệ ấp nở rất cao.

Việc chăm sóc chim bồ câu đơn giản. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và xế trưa đối với chim mẹ đang trong kỳ sinh sản. Với 250 cặp chim bồ câu Pháp, trung bình mỗi ngày chỉ tốn khoảng 100 ngàn đồng mua thức ăn, chủ yếu là gạo lứt. Giống bồ câu Pháp có sức đề kháng tốt, thích ứng nhanh với môi trường sống nên ít nguy cơ phát bệnh.

Thịt bồ câu Pháp được nhiều người ưa chuộng. Hiện lượng bồ câu của trại anh Định chỉ đủ cung cấp cho người dân trong vùng. Còn các mối lớn như nhà hàng, quán nhậu hay tiệc cưới... thì không đủ cung cấp dù khách đặt trước. Mỗi cặp chim bồ câu Pháp thịt (sau khi nở khoảng 10 - 15 ngày) nặng khoảng 0,8kg có giá 100 ngàn đồng.

Từ thành công của anh Định, nhiều hộ ở các xã Tân Tiến, Tân Lập (Đồng Phú) đã đến học hỏi kinh nghiệm, mua con giống của trại anh và nuôi rất thành công. Anh Định cho hay: “Gia đình tôi có thể trao đổi kinh nghiệm với những ai có chung sở thích và muốn làm giàu từ chim bồ câu Pháp.

Anh Mùi ở xã Tân Tiến muốn nuôi chim bồ câu Pháp nhưng không có vốn. Tôi đã hướng dẫn xây chuồng, kỹ thuật nuôi và bán thiếu con giống. Tôi muốn chia sẻ thành công với nhiều người. Nuôi bồ câu không khó, cái khó là ý chí muốn thoát nghèo”.


Có thể bạn quan tâm

Đác Nông Xuất Khẩu Cà Phê Đến 23 Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ Đác Nông Xuất Khẩu Cà Phê Đến 23 Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ

Nhiều nông dân ở Đác Nông đã chú trọng hái cà phê khi tỷ lệ qủa chín đạt trên 90%, góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu cà phê của tỉnh.

03/01/2013
Tạo Con Giống Sạch Để Nuôi Tôm Bền Vững Tạo Con Giống Sạch Để Nuôi Tôm Bền Vững

Chất lượng con giống là một trong các yếu tố đầu vào quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm nước lợ. Nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất giống tôm “sạch” là điều cấp thiết hiện nay đối với Quảng Nam.

07/06/2013
Cần Tuân Thủ Chặt Chẽ Quy Trình Nuôi Tôm Để Phòng Dịch Bệnh Cần Tuân Thủ Chặt Chẽ Quy Trình Nuôi Tôm Để Phòng Dịch Bệnh

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi ở tỉnh Bình Định diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nuôi tôm. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, một số vấn đề về phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

08/06/2013
Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên) Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên)

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.

13/01/2013
Phát Triển Cây Ăn Quả Đặc Sản An Toàn Phát Triển Cây Ăn Quả Đặc Sản An Toàn

Bến Tre là một trong 3 tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích trồng cây ăn quả. Trong đó, một số cây trồng đã có “thương hiệu” như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, nhãn... Đây cũng là nhóm cây ăn quả đặc sản của tỉnh và được quy hoạch phát triển, ổn định sản xuất đến năm 2020.

08/06/2013