Nuôi Bồ Câu Pháp Chơi Ăn Thật

Vợ chồng đều là viên chức nhà nước, nhưng gia đình anh Trương Công Định ở tổ 7, khu phố Tân An, thị trấn Tân Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lại thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Giá bán chim giống 500 ngàn đồng/cặp, chim thịt 100 ngàn đồng/cặp, trừ chi phí gia đình anh Định thu lãi gần 100 triệu đồng mỗi năm.
Trong một lần xem chương trình truyền hình “Sinh ra từ làng”, anh Định “bén duyên” với nghề nuôi chim bồ câu Pháp. Từ ý tưởng nuôi làm cảnh ban đầu, anh trở thành chủ trại nuôi chim bồ câu kinh doanh hiệu quả.
Lúc đầu chưa có kiến thức về về loại chim này, anh Định tìm tòi trên mạng và đọc các loại sách. Năm 2011, anh mua 20 cặp chim về nuôi. Chỉ sau 40 ngày, đàn chim đã có thêm 20 chim con. Anh Định cho biết: “Nuôi bồ câu Pháp vốn đầu tư không lớn. Chỉ 10m2 là có thể xây dựng chuồng nuôi 250 cặp chim. 1 cặp chim giống mỗi năm đẻ 10 lứa, mỗi lứa 2 trứng và tỷ lệ ấp nở rất cao.
Việc chăm sóc chim bồ câu đơn giản. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và xế trưa đối với chim mẹ đang trong kỳ sinh sản. Với 250 cặp chim bồ câu Pháp, trung bình mỗi ngày chỉ tốn khoảng 100 ngàn đồng mua thức ăn, chủ yếu là gạo lứt. Giống bồ câu Pháp có sức đề kháng tốt, thích ứng nhanh với môi trường sống nên ít nguy cơ phát bệnh.
Thịt bồ câu Pháp được nhiều người ưa chuộng. Hiện lượng bồ câu của trại anh Định chỉ đủ cung cấp cho người dân trong vùng. Còn các mối lớn như nhà hàng, quán nhậu hay tiệc cưới... thì không đủ cung cấp dù khách đặt trước. Mỗi cặp chim bồ câu Pháp thịt (sau khi nở khoảng 10 - 15 ngày) nặng khoảng 0,8kg có giá 100 ngàn đồng.
Từ thành công của anh Định, nhiều hộ ở các xã Tân Tiến, Tân Lập (Đồng Phú) đã đến học hỏi kinh nghiệm, mua con giống của trại anh và nuôi rất thành công. Anh Định cho hay: “Gia đình tôi có thể trao đổi kinh nghiệm với những ai có chung sở thích và muốn làm giàu từ chim bồ câu Pháp.
Anh Mùi ở xã Tân Tiến muốn nuôi chim bồ câu Pháp nhưng không có vốn. Tôi đã hướng dẫn xây chuồng, kỹ thuật nuôi và bán thiếu con giống. Tôi muốn chia sẻ thành công với nhiều người. Nuôi bồ câu không khó, cái khó là ý chí muốn thoát nghèo”.
Có thể bạn quan tâm

Theo ngư dân, năm nay tôm hùm giống xuất hiện từ sớm hơn mọi năm một tháng (giữa tháng 9 âm lịch). Thông thường, từ giữa tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 4, tháng 5 âm lịch năm sau mới là mùa vụ chính. Năm nay, thời tiết ở TP Quy Nhơn lạnh sớm, biển có sóng là nguyên nhân khiến tôm hùm giống xuất hiện nhiều ở vùng biển ven bờ thời gian gần đây.

Thông tin này lan sang Cà Mau thế là ghe câu mực chuyển nghề. Ðáng nói là từ mức chào giá ban đầu ngất ngưởng gần 1 triệu đồng/kg, nay banh lông rớt xuống chỉ còn trên dưới 150.000 đồng/kg. Do chỉ duy nhất một đầu ra là thương lái Trung Quốc khiến giá cả con banh lông bấp bênh.

Không cần lặn lội đi xa mới mua được con giống vì ở trong tỉnh Quảng Ngãi đã có nơi cung ứng giống cá này. Thức ăn “xanh” cho cá chủ yếu là cỏ và lá mì có sẵn ở địa phương. Vật liệu làm lồng nuôi chỉ bằng tre… Nhiều hộ nuôi cá trắm cỏ đã tận dụng lợi thế, khai thác được con nước sông Trà Khúc chảy qua địa phương để phát triển kinh tế.

Loại cá sấu được các cơ sở ở Đồng Nai nuôi đều là cá sấu nước ngọt. Nguồn giống phần lớn được mua từ miền Tây, sau 1,5 - 2 năm nuôi cá sấu đạt 20 - 30 kg/con là xuất chuồng. Có những thời điểm như giữa năm 2014, giá cá sấu lên đến 280 ngàn đồng/kg, song hiện nay đã “hạ nhiệt” xuống còn 210 ngàn đồng/kg. Cá sấu chỉ cần trên 100 ngàn đồng/kg trở lên là đã rất hấp dẫn người nuôi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.