Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Baba - Hướng Làm Giàu Mới

Nuôi Baba - Hướng Làm Giàu Mới
Ngày đăng: 26/11/2011

Những năm qua, nhờ chuyển đổi cơ cấu vật nuôi mà nhiều nông dân nghèo trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, trong đó mô hình nuôi ba ba thương phẩm được nhiều người lựa chọn vì đem lại thu nhập cao.

Minh Xuân là xã phát triển rất mạnh mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở huyện Lục Yên, một trong những hộ nuôi ba ba đầu tiên là gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn 7. Nhà anh có 1ha ao, trước đây, chỉ nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế thấp, chưa kể khi dịch bệnh xảy ra, đàn cá chết la liệt. Qua tìm hiểu nhiều nơi, thấy mô hình nuôi ba ba đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm 1996 anh Biểu quyết định mạnh dạn nuôi thử. Anh tâm sự: "Tôi bỏ ra số vốn khá lớn đầu tư xây dựng hệ thống ao sạch sẽ, đảm bảo môi trường nước đủ ôxy, không bị nhiễm khuẩn. Nhưng chưa đầy một năm, cứ thấy khoảng 2-3 ngày lại có một con chết nổi lên mặt nước, cứ như vậy trong vòng 2 tháng, do không hiểu biết nhiều về dịch bệnh ba ba nên tôi mất ăn mất ngủ cả tháng trời".

Tuy nhiên, không nản lòng, anh Biểu một lần nữa khăn gói sang huyện Văn Chấn học hỏi kinh nghiệm, ròng rã suốt 1 tháng trời, anh trở về quê làm lại từ đầu. Năm 2007, anh mua hơn 200 con ba ba trơn về nuôi vì giống này chăm sóc đơn giản, ít tốn công sức, thức ăn chủ yếu là cá, tôm, tép, ốc, sinh trưởng khá nhanh... Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng trời cũng không phụ công người, năm ngoái, anh đã bán lứa ba ba đầu tiên, thu về hơn 70 triệu đồng: "Bao công sức bỏ ra cuối cùng cũng có ngày hái quả, tôi nhận ra nuôi ba ba phải kiên trì, không thì rất dễ thất bại", anh Biểu chia sẻ.

Không chỉ gia đình anh Biểu, đến nay, toàn xã Minh Xuân có 13 hộ áp dụng mô hình này với 2 loại giống là ba ba trơn và gai, loại trơn được nuôi khá phổ biến ở Minh Xuân, vì theo anh Hoàng Văn Sôn ở thôn 6, người có kinh nghiệm trong nuôi ba ba thì ba ba trơn nuôi nhanh hơn, chỉ một năm là bán được, giá dao động từ 400.000-500.000 đồng/kg, nên sẽ quay vòng vốn nhanh hơn. Chị Hoàng Thị Nhít ở thôn 6 tâm sự: "Tôi chủ yếu nuôi ba ba trơn, ba ba gai giống đắt, mỗi con trung bình trên 500.000 đồng, phải nuôi mất gần 3 năm mới được bán. Nếu vốn ít thì nuôi ba ba trơn hiệu quả hơn, con giống chỉ khoảng 30.000 đồng nhưng lại nhanh được tiêu thụ, lợi nhuận cũng khá cao".

Khi được hỏi về thị trường tiêu thụ loại sản phẩm này, những người nuôi ba ba ở Minh Xuân đều vui vẻ cho biết: "Gì chứ, ba ba thì lúc nào các nhà hàng ở thị trấn Yên Thế, cả bên Hà Giang cũng đặt mua, nhiều khi không có mà bán, vì không những là một loại đặc sản mà ba ba còn là vị thuốc, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh, vì thế chưa khi nào chúng tôi phải lo đầu ra của sản phẩm".

Ông Nguyễn Ngọc Quảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Minh Xuân cho biết: "Nhiều năm qua, chính quyền xã thường xuyên vận động nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, trong đó thành công nhất là mô hình nuôi ba ba. Trong thời gian tới, xã sẽ xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình này, giúp bà con có cuộc sống ấm no hơn". Đến nay, mô hình nuôi ba ba đã phát triển ra nhiều địa phương khác trong huyện như thị trấn Yên Thế, các xã Liễu Đô, Yên Thắng…

Với hướng phát triển của mô hình này, trong tương lai không xa, ba ba sẽ là nguồn thu nhập chính của người dân xã Minh Xuân nói riêng, huyện Lục Yên nói chung


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh) Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh)

Nói tới tôm thẻ chân trắng, nhiều người nghĩ ngay tới một số địa phương có thế mạnh như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên. Nhưng ít ai biết được rằng, ở một nơi không giáp biển, nuôi tôm thẻ chân trắng đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để xây dựng thương hiệu tôm này lại là phường Yên Thanh, TP Uông Bí (Quảng Ninh).

21/06/2014
Na Uy Tăng Cường Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Ấn Độ Na Uy Tăng Cường Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Ấn Độ

Theo ông Christian Chramer, giám đốc Hội đồng Thủy sản Na Uy, nhu cầu tại Ấn Độ rất tiềm năng và có những dấu hiệu tương tự Nga và Trung Quốc 10-15 năm trước. Ấn Độ có dân số đông, quan tâm đến thực phẩm lành mạnh, nhận thức được lợi ích của omega 3 trong hải sản.

26/11/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa

Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như hệ thống sông suối, ao, hồ tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều, với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 2.450 ha. Ngoài ra, các hồ chứa có nguồn nước dồi dào, môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để phát triển nuôi các loài cá kinh tế và cá bản địa.

21/06/2014
Chưa Thực Hiện Đăng Ký, Xác Nhận Hợp Đồng Xuất Khẩu Cá Tra Chưa Thực Hiện Đăng Ký, Xác Nhận Hợp Đồng Xuất Khẩu Cá Tra

Ngày 18/6/2014, Bộ NN và PTNT đã gửi Công văn hỏa tốc tới Bộ Tài chính, Hiệp hội Cá tra Việt Nam thông báo chưa thực hiện thủ tục đăng ký và xác nhận vào Giấy đăng ký Hợp đồng XK sản phẩm cá tra từ ngày 20/6/2014 như dự kiến.

21/06/2014
EU Đe Dọa Trừng Phạt Thái Lan Do Đánh Bắt Trái Phép EU Đe Dọa Trừng Phạt Thái Lan Do Đánh Bắt Trái Phép

Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU) cho biết: Thái Lan cần rất nhiều nỗ lực để ngăn chặn nạn đánh bắt thủy sản trái phép. Nếu tình hình không được cải thiện, EU có thể cảnh cáo và thậm chí cấm NK thủy sản Thái Lan nếu tình hình không được cải thiện.

26/11/2014