Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa

Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa
Ngày đăng: 03/11/2014

Để nuôi ba ba trong ruộng lúa thành công, người nuôi phải xem đây là cách làm "bỏ ống", kiên nhẫn lấy ngắn nuôi dài".

"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.

Từ 6.000 m2 đất trồng lúa ban đầu, vợ chồng ông Thắng làm tích cóp mua thêm 3 ha đất SX lúa và nuôi 5 con ăn học đến nơi đến chốn.

"Gần 40 năm gắn bó với trồng lúa, tôi đã có lợi nhuận ổn định. Ngày trước thì trồng lúa nuôi vịt, sau đó thì trồng lúa nuôi cá... Từ năm 2008 đến nay thì trồng lúa kết hợp nuôi ba ba trên diện tích 1,5 ha. Trên bờ trồng cỏ nuôi bò, dê", ông Thắng nói.

Bà Nguyễn Thị Tám, vợ ông Thắng tiếp lời: "Tui thấy ba ba loại 1 có giá 380.000 đ/kg nên bảo thằng con trai mua 1.500 con giống về nuôi. Cùng lúc đó tui chạy ra cửa hàng vật liệu xây dựng mua 1.000 tấm bạt lót ruộng nuôi ba ba.

Nhiều người nói vợ chồng ông Thắng dư tiền không biết làm gì nên mua bạt về lót ruộng. Tổng số tiền đầu tư mua bạt, con giống khoảng 60 triệu đồng. Sau 2,5 năm làm ruộng cộng với nuôi ba ba khi thu hoạch, trừ tất cả chi phí có lãi 80 triệu đồng. Sau thành công vụ 1, vợ chồng tui tiếp tục thả nuôi vụ 2. Đến nay ba ba đang cho thu".

Ông Thắng nói: "Nuôi ba ba trong ruộng lúa chỉ nặng vốn đầu tư mua bạt lót quanh ruộng để không bị thất thoát. Giữa ruộng là một mương thông với ao để lúc xả nước thu hoạch lúa thì ba ba tập trung về một chỗ.

Thu hoạch lúa, làm đất, xuống giống gần 1 tháng thì xả nước vào đồng đảm bảo cho lúa phát triển và cho ba ba tìm mồi. Lúc còn nhỏ, ba ba bò lên ruộng tự tìm mồi ăn. Khi chúng lớn phải tăng cường thức ăn thì mới đủ mồi.

Để nuôi ba ba trong ruộng lúa thành công, người nuôi phải xem đây là cách làm "bỏ ống", kiên nhẫn lấy ngắn nuôi dài".

Ông Thắng khẳng định, nuôi ba ba có cái hay là không tốn chi phí diệt ốc bươu vàng, bởi chúng ăn sạch ốc, cua trong ruộng. Người trồng lúa thì sợ ốc bươu vàng còn ông thì bắt chúng thả vào ruộng làm mồi cho ba ba. Hạt gạo đảm bảo sạch, an toàn, không có dư dượng thuốc BVTV.

Với 1.500 ba ba thả nuôi lần 2 chắc chắn ông Thắng thu lãi hơn 100 triệu đồng. Hiện đã có nông dân học cách trồng lúa kết hợp nuôi ba ba của ông Thắng nhưng do nôn nóng thu hoạch ba ba nên hiệu quả không cao.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Chống Dịch Yếu Kém Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Chống Dịch Yếu Kém

Dịch cúm gia cầm xảy ra ở VN vào thời điểm cuối năm 2003, đến nay đã hơn 10 năm. Thế nhưng đến nay dịch cúm vẫn hoành hành và gây thiệt hại rất nặng.

12/05/2014
Giải Pháp Đực Hoá Cá Rô Phi Đơn Tính Giải Pháp Đực Hoá Cá Rô Phi Đơn Tính

Cùng với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra và cá ba sa, cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn để xuất khẩu.

13/05/2014
Nuôi Cá Lóc, Kẻ Cười Người Khóc Nuôi Cá Lóc, Kẻ Cười Người Khóc

Mấy năm trở lại đây, cá lóc trở thành vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) từng bước thoát nghèo. Tuy nhiên, trong khi người nuôi cá vui vì có thu nhập khá thì những hộ dân xung quanh lại phải “gánh” nỗi lo vì môi trường bị ô nhiễm.

31/05/2014
Trồng Cao Su Ở Tây Bắc Bài Toán Kinh Tế Trồng Cao Su Ở Tây Bắc Bài Toán Kinh Tế "Treo"

"Nếu tôi là họ sẽ không tham gia dự án này vì chưa nhìn thấy hiệu quả. Thêm nữa, sẽ bấu víu vào đâu khi kịch bản xấu nhất xảy ra?"

13/05/2014
Triển Vọng Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Khép Kín Ở Bắc Sơn (Ninh Thuận) Triển Vọng Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Khép Kín Ở Bắc Sơn (Ninh Thuận)

Là địa phượng nằm trong vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc - Ninh Thuận) có 4 thôn với dân số gần 8.550 người, sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với đặc thù vùng cuối kênh Bắc thường thiếu nước sản xuất nên nhiều nông hộ đã đào ao tích nước phục vụ trồng trọt và nước uống cho đàn gia súc, gia cầm.

31/05/2014