Nuôi ba ba, nghề của nhà nghèo
Chỉ với số vốn ít ỏi nhưng chỉ sau vài năm đầu tư, nhiều hộ gia đình từ diện nghèo, cận nghèo đã được thoát nghèo, còn khá hơn thì có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng, cá biệt có hộ lên đến hơn tỷ đồng/năm.
Nghề nuôi động vật hoang dã những năm gần đây ở các tỉnh ĐBSCL phát triển mạnh, trong đó ba ba là loài vật nuôi tiềm năng vì dễ nuôi, nhẹ chi phí, giá cả ổn định cũng như thuận lợi về đầu ra nên được nhiều hộ dân chọn đầu tư.
Năm 2009 anh Phan Văn Truyền ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đến tham quan mô hình nuôi ba ba của ông Đinh Công Thủ. Dù rất muốn nuôi song anh Truyền không có vốn đầu tư.
Thấy vậy, ông Thủ cùng các thành viên trong HTX ba ba Thạnh Lợi đã hỗ trợ cho vay 30 triệu đồng để anh đầu tư nuôi. Nhớ lại những ngày đầu học nuôi ba ba, anh Truyền cho biết, nhà vốn nghèo lại không có đất SX nên anh ở đậu nhà người quen. Cả 2 vợ chồng sống bằng việc làm thuê, làm mướn.
Cách nay gần 6 năm được HTX ba ba Thạnh Lợi hỗ trợ vốn mua đất, đào ao và mua 500 con ba ba giống về nuôi. Sau 2 năm đàn ba ba đạt kích cỡ thu hoạch bán cho lợi nhuận 80 triệu đồng.
Từ nguồn lợi nhuận ban đầu, anh Truyền quyết định tăng số lượng ba ba lên 1.000 con và để tránh thất thoát, anh dừng tole xung quanh ao và đặt bọng để nước ra vô theo thủy triều.
Đến nay mô hình nuôi ba ba được anh nuôi theo hình thức sinh sản với số lượng 300 con giống/ngày được bán với giá 1.500 - 2.000 đồng/con, trừ hết chi phí lãi 9 triệu đồng/tháng. Nhờ vậy năm 2012 gia đình anh Truyền được công nhận thoát nghèo.
Từ việc nuôi ba ba mà anh có điều kiện sang thêm đất, sắm xe và xây căn nhà trên 150 triệu đồng.
Cũng ăn nên làm ra từ nghề nuôi ba ba với số tiền ít ỏi, ông Đinh Công Phít cùng xã Thạnh Xuân có nguồn thu nhập nửa tỷ đồng/năm.
Ông Phít chia sẻ: "Từ năm 2000, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ ba ba của nhà hàng, quán ăn rất lớn, tuy nhiên, nguồn ba ba trong tự nhiên ít, kích cỡ nhỏ không đáp ứng được nhu cầu. Từ đó tôi đã nghĩ đến việc nuôi để bán, nhưng 2 năm sau mới thực hiện được".
Theo lời ông Phít, năm 2002 để có 10 triệu đồng đầu tư cho ba ba, gia đình ông đã tích góp hàng chục năm trời.
Ao nuôi được xây dựng có chiều rộng 400 m2 và thả nuôi 500 con, sau 1,5 năm ông tuyển ba ba đực ra bán thịt còn ba ba cái để nuôi sinh sản, trừ chi phí lãi 50 triệu đồng.
Từ đó được ông mở rộng thêm 2 ao nuôi với diện tích 400 m2 và 200 m2, thả nuôi 3.000 ba ba đẻ, 3.000 ba ba ba giống.
Đến nay, mỗi năm, ông Phít thu hoạch khoảng 1,5 tấn ba ba thương phẩm, cung ứng cho người nuôi ở các tỉnh ĐBSCL vài chục ngàn ba ba giống và trứng đem về nguồn lợi nhuận nửa tỷ đồng.
Có nguồn lợi nhuận trên 1 tỷ đồng từ việc nuôi 10.000 ba ba, ông Đinh Công Thủ, Giám đốc HTX ba ba Thạnh Lợi cho biết: “Nuôi ba ba rất nhẹ vốn đầu tư. Đối với chi phí 1.000 ba ba giống, đào ao, thức ăn… khoảng 50 triệu đồng".
Năm 2009, 11 xã viên của HTX thả nuôi 5.000 ba ba nay đã tăng trên 60.000 con. Sau 3 năm tham gia SX, HTX có 3 xã viên đã thoát nghèo còn những xã viên khác vươn lên khá giàu.
Có thể bạn quan tâm

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.

Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).

Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.

Sau gần 5 năm gắn bó với cây khoai sáp, nhiều hộ nông dân ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tìm được cho mình một loại cây trồng mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích loại cây này vì đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thương lái.