Nuôi Ba Ba Đẻ Trứng

Đến xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hỏi nhà chú ba Xuẩn hầu như ai cũng biết. Chú là một trong những nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu nhiều năm liền của xã. Tôi may mắn có nhiều cơ hội được đến, được tiếp xúc và trao đổi với chú thông qua dự án Khuyến Nông có sự tham gia do tổ chức VVOB của Vương Quốc Bỉ tài trợ.
Chú thường tâm sự “Thông qua dự án, có dịp được đi tham quan, học tập nhiều nơi từ đó học được nhiều kinh nghiệm vì nuôi thủy sản rất khó, phải nắm vững kỹ thuật thì nuôi mới hiệu quả”.
Tôi hỏi thăm về tình hình sản xuất hiện nay, chưa kịp dứt câu, chú bảo đi theo chú, cho xem mô hình này hay lắm. Chú dắt tôi xem mô hình cho ba ba đẻ trứng. Đây là kết quả của chuyến tham quan mà trạm Khuyến Nông Châu Thành đã tổ chức cho thành viên Câu lạc bộ Vĩnh Lợi đi học tập kinh nghiệm nuôi Ba ba từ năm 2009 tại tỉnh Hậu Giang. Khi về, chú là một trong 5 thành viên của Câu lạc bộ mạnh dạn áp dụng mô hình này. Với số lượng 2.000 con ba ba giống lúc ban đầu, đến nay sau hơn 16 tháng nuôi, trọng lượng trung bình khoảng 1kg/con và chú bắt đầu xây chuồng cho ba ba đẻ. Kết quả thật bất ngờ, từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, đàn ba ba giống của chú đã cho được gần 300 trứng, theo chú “ do đây là lứa trứng so (đầu tiên) nên chú chỉ cho ấp thử khoảng 100 trứng để theo dõi, muốn có con giống tốt thì phải chờ từ lứa trứng thứ 3 trở đi khi đó con giống mới đạt chất lượng và mau lớn”. Dự kiến sau hơn 1 tháng nữa số lượng trứng thu được khoảng 1.500 trứng, tỷ lệ trứng thụ tinh và nở còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố do đó cần phải am hiểu kỹ thuật thật kỹ.
Đây là mô hình mới tại Vĩnh Hanh, để nâng cao chất lượng đàn giống bố mẹ cũng như kỹ thuật sản xuất con giống và nuôi ba ba thương phẩm Trạm Khuyến nông sẽ tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân
Có thể bạn quan tâm

Hội ND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến ngày 20.6, 123/141 cơ sở (trên 87% số cơ sở ) hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017. 5 huyện, thị (Hải Lăng, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đakrông và thị xã Quảng Trị) 100% cơ sở đã tổ chức đại hội.

Đến thôn Toàn Thắng, xã Bách Thuận (Vũ Thư, Thái Bình), ai cũng biết anh Nguyễn Văn Trọng, bởi anh là chủ vườn có tiếng với nhiều loại cây quý và đẹp.

Trước đây, với 9 sào đất, anh Đồng Chí Nghị ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1994, anh quyết định cưa bỏ cây ăn quả để chuyển qua sản xuất rau màu. Do đất đai không bằng phẳng, có khoảnh cao, khoảnh thấp, anh Nghị đã tính toán bố trí cây trồng hợp lý. Với gần 4 sào đất cao được trồng bắp, đậu, 5 sào còn lại nằm vị trí thấp, anh trồng luân canh khổ qua, dưa leo, đậu ve và bắp trắng.

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả...

Hai bàn tay trắng, dắt díu vợ con chọn vùng đất nhiễm phèn nặng giữa Tứ giác Long Xuyên để mưu sinh, vậy mà bây giờ Phan Thành Tiến, ở ấp Vĩnh Lợi (xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã trở thành tỷ phú. Bí quyết gì? Tất cả nhờ vào cây khoai lang tím Nhật